Tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 128 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng

4.2.4.1. Tăng cường xử lý nợ xấu

Ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp truyền thống, CN có thể xem xét sử dụng các phƣơng pháp mới nhƣ:

- Thu nợ có chiết khấu: giảm giá trị khoản nợ phải trả cho khách hàng, giá trị chiết khấu do CN và khách hàng thoả thuận nhƣng theo hƣớng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán dứt điểm khoản nợ.

- Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp.

4.2.4.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tƣ), bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo, bảo hiểm hàng hóa… nhằm hạn chế rủi ro đối với NH. Coi các khách hàng đã mua bảo hiểm là khách hàng đƣợc ƣu tiên hơn khách hàng không mua bảo hiểm: có chính sách miễn, giảm lãi suất…

- Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, coi đây là yếu tố để xếp loại khách hàng. Khuyến khích 100 % khách hàng tham gia vay vốn mua bảo hiểm Bảo An Tín Dụng của Công ty cổ phần Bảo hiểm NHNo&PTNT ABIC là đơn vị bảo hiểm của NHNo&PTNT Việt Nam, nhằm mục đích vừa thu đƣợc phí dịch vụ bảo hiểm, vừa đảm bảo an toàn của ngân hàng khi yêu cầu khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

- Ngân hàng tăng cƣờng hoạt động mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp.

- Hoàn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, có thể ký hợp đồng thỏa thuận về xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng đối với ngân hàng khi khoản nợ vay quá hạn.

- Hoàn thiện thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành nhƣ là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của TSBĐ.

4.2.4.3. Gia tăng trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro

Trích lập dự phòng rủi ro dựa trên việc tính các khoản tổn thất dự tính, kết hợp mô hình đánh giá nội bộ nhằm tìm ra các khoản tổn thất đó. Việc trích lập phải đƣợc tiến hành ngay khi khoản cho vay đƣợc cấp, phƣơng pháp này đƣợc gọi là

phƣơng pháp dự phòng thống kê. Ở một số quốc gia khác, thì ngân hàng ƣớc lƣợng các khoản vay bị tổn thất sau đó điều chỉnh tùy thuộc vào chu kỳ kinh tế.

Về dài hạn, Chi nhánh phải xây dựng Chính sách trích lập dự phòng và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và trả nợ của khách hàng và tình hình tài chính của Ngân hàng. Cách làm này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng tổn thất, rủi ro của hoạt động Ngân hàng vì nó phản ánh chất lƣợng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)