Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 75 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân

triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, việc tổ chức vận hành công tác quản lý RRTD tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên tập trung đầu mối tại phòng tín dụng mà chƣa có phòng quản lý rủi ro tín dụng riêng chuyên biệt.

. Việc quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Ban quản lý RRTD của Hội sở. Bên cạnh đó, tại CN có mối quan hệ tƣơng hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt bộ phận quan hệ khách hàng và tín dụng tăng cƣờng nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý RRTD tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên. Trong đó, các bộ phận trong bộ máy đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

- Phòng tín dụng làm tất cả các công việc trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, trình phó

giám đốc CN phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ƣu điểm là cán bộ tín dụng có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.

- Bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng, độc lập với phòng nghiệp vụ tín dụng. Bộ phận này có nhiệm vụ:

+ Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục.

+ Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhƣ vậy, phòng tín dụng và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ) phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại CN.

Tóm lại, có thể thấy đƣợc rằng công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã bộc lộ những hạn chế nhƣ:

- Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHNo&PTNT Thái Nguyên cơ bản chƣa đáp ứng yêu cầu đảm bảo độc lập giữa bộ phận thẩm định tín dụng và quyết định cấp tín dụng nên chƣa phù hợp với thông lệ quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Mặt khác, do số lƣợng khách hàng lớn, CN thiếu nhân sự dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay hoạt động chƣa hiệu quả, chủ yếu là thực hiện công việc đòi nợ đối với các khách hàng không trả nợ gốc và lãi; đối với các khách hàng chây ỳ, cố tình lẩn tránh thì làm thủ tục kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ; nhân viên trực tiếp thẩm định cũng là ngƣời quản lý món vay, thậm chí là ngƣời làm hồ sơ vay vốn, dẫn đến việc đánh giá không khách quan và gây ra rủi ro khi cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)