Tình hình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 76 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tình hình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tạ

chi nhánh Thái Nguyên

Tuân thủ theo nền tảng lý luận đã nghiên cứu ở chƣơng 1, tác giả cũng sẽ hệ thống hoá quá trình quản lý RRTD tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên trong thời gian qua theo 4 nội dung cơ bản: Nhận diện RRTD; Đo lƣờng RRTD; Kiểm soát RRTD; Tài trợ RRTD.

3.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Việc nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đƣợc giám đốc CN phân công cho cán bộ thẩm định, cán bộ kiể ộ tín dụng theo dõi món vay thực hiện trƣớc, trong cho vay thông qua các dấu hiệu rủi ro chủ yếu sau:

Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

- Một số khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị vay vốn sai sự thật, thậm chí cung cấp thông tin gian dối cho cán bộ đi thẩm định món vay để mục đích vay đƣợc vốn ngân hàng.

- Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay không rõ ràng, không có chứng từ chứng minh mục đích vay vốn.

- Khách hàng có ý lảng tránh hoặc thoái thác trả lời cán bộ ngân hàng. - Doanh thu bán hàng giảm liên tục.

- Không đáp ứng đƣợc các đơn đặt hàng. - Nhiều tài sản không hoạt động.

- Hàng tồn kho gần nhƣ không bán đƣợc.

- Nhờ cậy vào một khách hàng hoặc chỉ một nhà cung cấp...

Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:

- Ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn, trình độ nắm bắt các thông tin trên thị trƣờng, trình độ dự đoán và hiểu biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

- Vấn đề đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro tín dụng Ngân hàng.

Tóm lại: Hiện nay tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên chƣa có cán bộ chuyên

trách thẩm định và quản lý RRTD nên

, rời rạc. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT CN Thái Nguyên chƣa xây dựng đƣợc hệ thống nhận diện và cảnh báo RRTD hoàn thiện hiệu quả trong cho vay. Công tác nhận diện RRTD chƣa mang tính khoa học, chặt chẽ.

3.2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

Việc đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT CN

bộ do NHNo&PTNT ban hành và hƣớng dẫn thực hiện.

* Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Đối với khách hàng là doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản (trong đó có 4 chỉ tiêu định lƣợng phản ánh tình hình tài chính và mức độ uy tín trong

quan hệ đối với ngân hàng của khách hàng vay vốn) để thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng đó là: chỉ tiêu lợi nhuận; chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; chỉ tiêu nợ xấu tại ngân hàng; chỉ tiêu định tính phản ảnh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng cá nhân ngân hàng thực hiện tìm hiểu tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng trong 2 năm liền kề thời điểm xin vay để xác định chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấuvà chấp hành quy định hiện hành.

Bảng 3.9. Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30

Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 10

< 10 tỷ đồng 5

2 Lao động Từ 1500 ngƣời trở lên 15

Từ 1000 ngƣời đến 1500 ngƣời 12 Từ 500 ngƣời đến 1000 nguời 9

Từ 100 ngƣời đến 500 ngƣời 6 Từ 50 ngƣời đển 100 ngƣời 3

<50 ngƣời 1

3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lẽn 40

Từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 10 Tử 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 5 < 5 tỷ đồng 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đọng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Tử 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 < 1 tỷ đồng 1 Nguồn: NHNo&PTNT

Căn cứ vào thang điểm, doanh nghiệp đƣợc xếp loại: quy mô lớn, vừa và nhỏ

Bảng 3.10. Bảng thang điểm xếp loại theo quy mô doanh nghiệp

Điểm Quy mô

1. Từ 70 điểm đến 100 điểm Quy mô lớn 2. Từ 30 điểm đến 69 điểm Quy mô vừa 3. Dƣới 30 điểm Quy mô nhỏ

Nguồn: NHNo&PTNT

Sau đánh giá, việc xếp loại khách hàng doanh nghiệp căn cứ vào số điểm mà doanh nghiệp đạt đƣợc dựa vào thang điểm mà NHNo&PTNT Việt Nam đã đề ra.

Bảng 3.11. Thang điểm xếp loại doanh nghiệp

Loại Số điểm đạt đƣợc AAA 92.4 - 100 AA 84.8 - 92.3 A 77.2 - 84.7 BBB 69.6 - 77.1 BB 62.0 - 69.5 B 54.4 - 61.9 CCC 46.8 - 54.3 CC 39.2 - 46.7 C 36.1 - 39.1 D < 36.1 Nguồn: NHNo&PTNT

Cán bộ tín dụng thực hiện việc xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

Bảng 3.12. Bảng xếp hạng mức độ rủi ro khách hàng là doanh nghiệp

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AAA: Loại tối ƣu

- Tình hình tài chính mạnh;

- Năng lực cao trọng quản trị

- Hoạt động đạt hiệu quả cao;

- Triển vọng phát triền lâu dài

- Rất vững vàng trƣớc các tác động của môi trƣờng kinh doanh;

- Đạo đức tín dụng cao

Thấp nhất

AA: Loại ƣu - Khả năng sinh lời tốt;

- Hoạt động hiệu quả và ổn định;

- Quản lý tốt;

- Triển vọng phát triển lâu dài;

- Đạo đức tín dụng tốt

Thấp, nhƣng về dài hạn rủi ro hơn khách hàng loại

AAA

A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn đinh, nhƣng có những hạn chế nhất định

- Hoạt động hiệu quả nhƣng không ổn định nhƣ khách hàng loại AA; - Quản lý tốt; - Triển vọng phát triển tốt. - Đạo đức tín dụng tốt Thấp BBB: Loại khá

- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn có một số hạn chế về tài chinh và năng lực quản lý và có thề bị tác động mạnh bởi các điểu kiện kinh tế, tài chính trong môi trƣờng kinh doanh.

Trung bình

BB: Loại trung bình -

khá

- Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.

- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhƣng dễ tổn thƣơng bởi các tác động lớn môi trƣờng kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tƣơng lai ít đƣợc bảo đảm hơn

loại BBB

B: Loại trung bình

- Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép mạnh mè hon, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ.

Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng

chƣa có nguy cơ mất vốn ngay, nhƣng lâu dài sẽ

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

CCC: Loại dƣới trung

bình

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

- Năng lực tài chính yểu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây, và tiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lợi

- Năng lực quản lý kém

Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận, xác suất vi

phạm hợp đồng tín dụng cao, có nguy cơ mất vốn

trong ngắn hạn

CC: Loại xa dƣới trung

bình

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (<90 ngày)

Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, có nguy cơ

mất vốn trong ngắn hạn C: Loại yếu

kém

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi

- Năng lực tài chinh yếu kém, đã có nợ quá hạn

- Năng lực quản lý yếu kém

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công

sức thu hồi vốn cho vay. D: Loại rất

yếu kém

- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý yếu kém.

Đặc biệt cao, ngân hàng gần nhƣ sẽ không thể thu

hồi đƣợc vốn vay

Nguồn: NHNo&PTNT

Bảng 3.13. Bảng chỉ tiêu xác định cấp tín dụng

Loại Cấp tín dụng

AAA Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng;

AA Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng;

A Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng;

BBB Có thể mở rộng tín dụng;

BB Hạn chế mở rộng tín dụng;

B Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn cho vay;

CCC Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng;

CC Không mở rộng tín dụng;

C Không mở rộng tín dụng;

D Không mở rộng tín dụng;

Đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình, phân loại tín dụng khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng đƣợc chia thành 10 loại theo Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân

Loại Mức độ rủi ro Cấp tín dụng

Aaa Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

Aa Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

Bbb Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào phƣơng án bảo đảm tiền vay

Bb Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét kỹ lƣỡng hiệu quả phƣơng án vay vốn và bảo đảm tiền vay

B Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ Ccc Trung bình Từ chối cấp tín dụng Cc Cao Từ chối cấp tín dụng C Cao Từ chối cấp tín dụng D Cao Từ chối cấp tín dụng Nguồn: NHNo&PTNT

Sau khi chấm điểm thì thực hiện xếp loại nhƣ Bảng 3.15

Bảng 3.15. Tổng điểm xếp hạng tín nhiệm khách hàng cá nhân

Loại Điểm đạt đƣợc Aaa >= 401 Aa 351 - 400 A 301 - 350 Bbb 251 - 300 Bb 201 - 250 B 151 - 200 Ccc 101 - 150 Cc 51 - 100 C 0 - 50 D < 0 Nguồn: NHNo&PTNT

Căn cứ vào kết quả phân loại trên, ngân hàng thực hiện: phân loại để chọn lọc và phát triển khách hàng; ra quyết định cấp tín dụng (xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay), giám sát và đánh giá

khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dƣ nợ để có biện pháp xử lý và nâng cao năng lực cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro.

- Kết quả chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Trong thời gian qua NHNo&PTNT CN Thái Nguyên xác định đƣợc và chấp nhận mức độ rủi ro để thực hiện cấp tín dụng theo từng đối tƣợng khách hàng:

Bảng 3.16. Kết quả xếp hạng khách hàng vay vốn (2011-2014) Loại KH AAA AA A BBB BB B CCC CC C D I. Khách hàng doanh nghiệp Năm 2011 150 200 70 50 0 80 0 10 0 0 Năm 2012 240 120 40 120 80 0 10 0 0 0 Năm 2013 130 210 50 60 140 10 20 10 0 0 Năm 2014 150 50 30 200 20 30 0 40 0 0 II. Khách hàng cá nhân Năm 2011 550 240 370 1100 300 180 0 10 40 0 Năm 2012 440 320 400 880 780 150 120 40 0 0 Năm 2013 530 210 920 840 230 190 20 10 0 0 Năm 2014 1050 520 350 2010 120 110 70 300 0 0

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên

Qua công tác đánh giá xếp loại khách hàng cho thấy số lƣợng khách hàng đƣợc CN xếp vào mức khá - yếu kém chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách hàng. Cho thấy hiện nay CN đang cho các khách hàng có khả năng tài chính kém vay điều này khiến chất lƣợng tín dụng tại CN kém và dễ dẫn đến RRTD gia tăng.

* Công tác thẩm định tín dụng tại CN:

Trƣớc khi cấp tín dụng (hoặc không cấp tín dụng) các CBTD sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích năng lực tài chính, mục đích đi vay, đánh giá tài sản đảm bảo, đánh giá khả n

.

Thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng đƣợc khai thác qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, qua ngƣời quen và các đối tác, các cơ quan hữu quan, các công ty đại chúng,... Ngoài ra, tại CN còn có dữ liệu về lịch sử quan hệ tín dụng phục vụ công tác tín dụng. Thông tin phục vụ công tác thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cho từng khoản vay còn thiếu và độ tin cậy thấp.

Tuy nhiên, hiện nay công tác thẩm định tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên còn bộc lộ một số vấn đề nhƣ kết quả của quyết định tín dụng gần nhƣ phụ thuộc

vào ý kiến nhận xét và đề xuất của các cán bộ tín dụng thuộc phòng tín dụng. Tuy nhiên, các cán bộ này chủ yếu phân tích dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp và lịch sử vay vốn tại CN mà thiếu sự tiếp xúc với khách hàng nên có thể đƣa ra các ý kiến tham mƣu thiếu chính xác. Ngoài ra, việc thẩm định thuộc phòng tín dụng và chịu sự quản lý của Ban giám đốc cho nên dƣới áp lực cạnh tranh và bối cảnh kinh tế khó khăn, đôi khi kết quả thẩm định còn mang ý chí chủ quan của Ban lãnh đạo mà thiếu sự độc lập.

Bảng 3.17. Kết quả công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Số hồ sơ thẩm định 3350 3740 3580 5050 Số hồ sơ cho vay 3110 3540 3410 4910

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên

Trong những năm gần đây số lƣợng hồ sơ thẩm định vay vốn của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên ngày càng gia tăng. Năm 2011, với 3350 lƣợt hồ sơ và số hồ sơ cấp phép cho vay đạt 3110 lƣợt khách hàng tỷ lệ đạt 92,83%. Năm 2012 với 3740 lƣợt hồ sơ và số hồ sơ cấp phép cho vay đạt 3540 lƣợt khách hàng tỷ lệ đạt 94,65%. Năm 2013 xem xét thẩm định 3580 lƣợt hồ sơ và chấp nhận cấp phép vay cho 3410 lƣợt tỷ lệ đạt 95,25% tăng hơn năm 2012. Năm 2014 với 5050 hồ sơ thẩm định và cấp phép cho 4910 hồ sơ đạt tỷ lệ 97,23%, tăng so với năm 2013. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc với số lƣợng hồ sơ ngày càng tăng mà số lƣợng nhân viên có hạn thì việc thẩm định ngày càng khiến các nhân viên tín dụng chịu nhiều áp lực hơn trong công tác cũng nhƣ chất lƣợng thẩm định không cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ đƣợc chấp nhận vay vốn tại CN luôn ở mức cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng cao tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên.

Tóm lại, công tác thẩm định tại NHNo&PTNT CN Thái Nguyên vẫn rất sơ sài chƣa đủ để đƣa ra quyết định chính xác trong thực hiện cho vay, chủ yếu tập trung phân tích tài chính còn các yếu tố phi tài chính khác nhƣ trình độ tổ chức quản lý, thị trƣờng vẫn chƣa khai thác triệt để, không có tính thực tế; thế nên chất lƣợng thẩm định chƣa cao.

3.2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng

Các kỹ thuật kiểm soát RRTD đƣợc thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của NHNo&PTNT nhƣ: Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân

cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

NHNo&PTNT CN Thái Nguyên phân tích môi trƣờng kinh doanh, và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại CN để xây dựng định hƣớng tín dụng định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)