Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 108 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế, tồn tại

- Xác định mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay là nợ xấu dƣới 1% từ 2011 - 2014, nhƣng công tác hoạch định kế hoạch thực hiện chƣa đầy đủ, chƣa cụ thể. Vì đây chỉ là tỷ lệ nợ xấu nói chung trong hoạt động cho vay để CN kiểm soát đƣợc mức độ thiệt hại rủi ro tín dụng trong cho vay phù hợp với đặc thù khách hàng tại CN nên đã khiến nợ xấu trong năm 2014 vẫn vƣợt mức quy định (1,17%). Việc tài trợ rủi ro vẫn còn đơn điệu mới chỉ thực hiện thông qua việc lập DPRR và thực hiện việc xóa nợ ròng qua các năm.

- Bộ máy quản lý RRTD chƣa đƣợc hoàn thiện: Hiện tại công tác quản lý RRTD của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên chƣa đƣợc tách biệt thành bộ phận chuyên trách, quản lý RRTD mới chỉ là bộ phận trong hoạt động chuyên môn của các phòng có liên quan. Công tác kiểm tra cũng chƣa đi sâu vào từng mảng nghiệp vụ, chƣa phân tích đƣợc các khoản vay nên chƣa có vai trò lớn trong dự báo RRTD.

- Chất lƣợng công tác dự báo RRTD chƣa tốt: Cho đến nay Ngân hàng chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu xác định khả năng RRTD trƣớc khi cho vay. Thậm chí, đôi khi quyết định cho vay mà Ngân hàng chƣa nắm chắc thông tin về khách hàng. Có trƣờng hợp khách hàng vay của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên để trả nợ cho ngân hàng khác mà cán bộ tín dụng không biết.

- Công tác đánh giá và đo lƣờng chƣa đi vào thực chất: Mặc dù NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhƣng việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chƣa phản ánh hết những biến động, đặc biệt thay đổi theo các cơ chế khác của nhà nƣớc, của địa phƣơng. Ngoài ra, khi có sự biến động về tổ chức doanh nghiệp vay vốn, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa, Ngân hàng cũng chƣa kịp thời điều chỉnh bảng xếp hạng.

- Công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay thực hiện chƣa đầy đủ, thƣờng xuyên, các báo cáo về vấn đề này chỉ mang tính hình thức.

- Hệ thống thông tin của CN thiếu cập nhật, thiếu sự trao đổi thông tin với các ngân hàng, trao đổi với các CN thuộc cùng hệ thống.

- Chất lƣợng thẩm định tín dụng chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD: Hiện tại, công tác thẩm định mới chỉ dựa trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chƣa đƣợc ngân hàng thẩm định lại theo cách tính toán của ngân hàng, độc lập với khách hàng, nên các kết luận đƣa ra về khả năng trả nợ của dự án chƣa chính xác; do đó, các dự báo RRTD dựa trên kết quả thẩm định dự án có độ tin

cậy chƣa cao. Việc thẩm định các yếu tố liên quan chƣa đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, nhất là các yếu tố về thị trƣờng, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho dự án. Trong nhiều trƣờng hợp, quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chƣa chú trọng đến năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án kinh doanh, và việc thẩm định tài sản thế chấp còn nhiều thiếu sót.

- vay còn

mang nhiều yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng, chƣa đánh giá chính xác năng lực kinh tế của khách hàng. Bên cạnh đó, chất lƣợng đội ngũ nhân viên tín dụng còn hạn chế trong việc thẩm định những dự án quy mô lớn do ít am hiểu về lĩnh vực đó.

- Kỹ năng quản lý RRTD của cán bộ chƣa thành thạo: Vì quản lý RRTD là nội dung mới nên cán bộ của Ngân hàng chƣa có kinh nghiệm. Hơn nữa, hoạt động tín dụng thƣờng trong tình trạng quá tải nên một số cán bộ tín dụng đã không đầu tƣ thích đáng thời gian cho công việc quản lý RRTD. Kế hoạch quản lý rủi ro chƣa đƣợc cụ thể hóa rõ ràng trong kế hoạch của đơn vị, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD chƣa có chất lƣợng cao và nghiệp vụ xử lý RRTD chƣa linh hoạt. Hoạt động thông tin, kiểm soát còn chƣa định hƣớng rõ vào mục tiêu quản lý RRTD. Nhiều cán bộ tín dụng của ngân hàng còn chƣa ứng dụng tin học trong thẩm định tốt để lựa chọn phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả nhất và còn chƣa thành thạo trong quản lý khoản vay.

- Việc quản lý danh mục cho vay chƣa đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro. - Việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, chƣa kết hợp làm việc với cơ quan chức năng để thu hồi nợ đƣợc nhanh chóng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Có nhiều nguyên nhân gây nên những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên. Có thể phân thành hai nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan bên ngoài Ngân hàng và Nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan:

- Môi trƣờng kinh doanh bất ổn do ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh…) đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn tại CN NH nhƣ là khách hàng kinh doanh ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp, khai thác mỏ... Có những khách hàng do ảnh hƣởng của thiên tai, sản phẩm hƣ hỏng, không tiêu thụ đƣợc dẫn đến không trả nợ đúng hạn.

- Môi trƣờng kinh tế có một số yếu tố không ổn định, diễn biến phức tạp nhƣ lạm phát, sự bất ổn định trong giá cả các nguyên vật liệu xây dựng, giá xăng dầu…

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán đƣợc của thị trƣờng thế giới (khủng hoảng kinh tế, giá cả các mặt hàng thay đổi đột biến) gây tổn thất cho khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thƣờng xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trƣờng. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nƣớc và quốc tế trong môi trƣờng hội nhập kinh tế cũng khiến cho NHNo&PTNT - ngân hàng trong nƣớc, với hệ thống quản lý chƣa hoàn chỉnh gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nƣớc ngoài thu hút.

- Rủi ro do môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi: NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp phải nhiều khó khăn nhƣ một số văn bản về việc cƣỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM, trong đó có NHNo&PTNT Thái Nguyên không làm đƣợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đƣờng tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng khó giải quyết nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

- Hệ thống thông tin quản lý (CIC) còn nhiều bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chƣa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin CIC chỉ dừng lại ở mức dƣ nợ tại các tổ chức tín dụng, chƣa có thông tin phi tài chính, khả năng điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp, cá nhân. Các thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp chƣa có quan hệ tín dụng với các TCTD thì hoàn toàn không có cập nhật.

Nguyên nhân chủ quan:

* Về phía khách hàng

- Đối với khách hàng doanh nghiệp

+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

+ Hoạt động kinh doanh không đƣợc quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh đƣợc triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

+ Các báo cáo tài chính (BCTC) do khách hàng cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót. Báo cáo tổng kết hàng năm theo quy định còn chậm, số liệu không bắt buộc kiểm toán, không có chế tài xử lý việc vi phạm quy định về BCTC, báo cáo thông kê hàng năm chƣa phản ánh chính xác tình hình hoạt đông kinh doanh trong thời kỳ báo cáo. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của khách hàng rất quan trọng và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi CBTD phải có đủ năng lực, kinh nghiệm để xác định.

- Đối với khách hàng cá nhân

+ Hoạt động kinh doanh diễn ra không thuận lợi.

+ Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.

+ Cá nhân khách hàng gặp nhiều chuyện bất thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hƣởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

+ Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích.

* Về phía ngân hàng

Đứng trên góc độ NH nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân NH gây ra nợ quá hạn là thực sự cần thiết và đây cũng là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng đƣa ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo thống kê tổng hợp, nhìn chung NHNo&PTNT CN Thái Nguyên chƣa có quy trình quản lý rủi ro cụ thể, nợ quá hạn tại ngân hàng tồn tại chủ yếu do những nguyên nhân sau:

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, một số cán bộ tốt nghiệp không đúng chuyên ngành tài chính - ngân hàng nên công tác thẩm định còn hạn chế, chƣa đánh giá đƣợc khả năng tài chính cũng nhƣ nhu cầu thực tế về vốn của đối tƣợng vay vốn. Do vậy, năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế: Các ngành nghề của các khách hàng đi vay là rất đa dạng, đa phần các CBTD không thể có đầy đủ thông tin cũng nhƣ hiểu biết về các ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang đầu tƣ kinh doanh. Một số dự án đầu tƣ không đƣợc thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng.

- Áp lực công việc cƣờng độ cao: Quy mô hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế. CBTD phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: thẩm định dự án, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi các khoản nợ thế chấp… ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc của CBTD.

- Nguồn cung cấp thông tin: Rất khó kiểm chứng đƣợc toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp. NH vẫn chƣa có sự liên thông với các cơ quan khác nhƣ thuế, hải quan… để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý; nhƣng đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chƣa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chƣa đƣợc cập nhật và xử lý kịp thời.

- Quy trình thẩm định thiếu các chuẩn mực so sánh để đƣa ra kết luận. Do không xác định đƣợc quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định đƣợc nguồn thu khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đƣa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Mặt khác, uy tín khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng, thƣờng bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

- Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhƣ không kịp thời thu hồi đƣợc tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phƣơng án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã đƣợc trả nhƣng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất.

- Sự hợp tác của các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, các ngân hàng chƣa thực sự đoàn kết với nhau, chƣa có sự trao đổi thông tin với nhau, đặc biệt là về thông tin tín dụng, vẫn còn hiện tƣợng một khách hàng vay đƣợc ở nhiều ngân hàng mà sử dụng một tài sản thế chấp ở tất cả các ngân hàng mà khách hàng đó vay... Bên cạnh đó, tiềm lực của các NHTM Việt Nam còn yếu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì thách thức cho các NHTM Việt Nam còn tăng lên gấp bội. Vì vậy, để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các NHTM Việt Nam cần đoàn kết, hợp tác với nhau, chia sẻ thông tin với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)