Các tiêu chí phản ảnh kết quả quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các tiêu chí phản ảnh kết quả quản lý rủi ro tín dụng

2.3.1.1. Sự thay đổi cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng

Là sự tăng giảm các khoản nợ xấu nhóm 3, 4 và 5. Khi các khoản nợ xấu có chiều hƣớng tăng nợ nhóm 3 nhƣng nợ nhóm 4, 5 lại giảm đi thì đây là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hƣớng tích cực. Và ngƣợc lại.

Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhƣng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai Ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một Ngân hàng ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chƣa hẳn đã đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

2.3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu

- Nợ xấu

Để quản lý nợ xấu hiệu quả cần phân loại đƣợc tính chất nghiêm trọng và mức độ rủi ro của từng khoản nợ. Ngƣời ta tiến hành phân tích toàn bộ dƣ nợ tín dụng của NHTM và xếp chúng từ các nhóm nợ khác nhau thành nhóm nợ an toàn và nhóm nợ không an toàn (hay nhóm nợ xấu).

Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì nợ xấu của các TCTD đƣợc xác định theo sát thông lệ quốc tế. Theo đó, các khoản nợ của các TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phƣơng pháp phân loại nợ định lƣợng hoặc định tính.

* Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng: (Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN)

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. * Phân loại nợ theo phƣơng pháp định đính: (Căn cứ Khoản 6.1 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là không có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là không

còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Cả hai cách phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dƣ nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lƣợng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần

cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính đƣợc thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

Nợ xấu theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. Do nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dƣ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)

100 Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng lớn. 2.3.1.3. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể Tỷ lệ trích lập dự phòng tự do (%) = Số dự phòng rủi ro trích lập 100 Tổng dƣ nợ

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức: (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Khoản 4 Điều 1)

R = max [ 0, ( A - C ) ] x r Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dƣ nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (nợ nhóm 1: r = 0%; nợ nhóm 2: r = 5%; nợ nhóm 3: r = 20 %; nợ nhóm 4: r = 50%; nợ nhóm 5: r = 100% (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Khoản 3 Điều 1)).

Tỷ lệ trích lập dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Khoản 1 Điều 9).

Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng đƣợc dự kiến trƣớc. Nếu dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay cao tức là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ cũng cao và ngƣợc lại.

2.3.1.4. Tỷ lệ xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng (%) = Nợ xóa ròng 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chƣa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà NH phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do những nguyên nhân nào đó không thực hiện việc trả nợ kịp thời (đúng theo hợp đồng), nhƣng NH vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Xóa nợ ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và NH xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa nợ. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng NH cũng thu đƣợc thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức RRTD trong hoạt động cho vay của NH. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xóa ròng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của NH bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lƣợng thấp, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và nguy cơ phá sản cao.

Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoài bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi. Việc so sánh giữa mức thực hiện so với kế hoạch để đánh giá mức độ đạt đƣợc của mục tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)