Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các nhân tố bên trong

3.3.1.1. Chính sách, quy trình, quy mô tín dụng

Chế độ chính sách về tín dụng thay đổi không kịp theo những biến đổi thị trƣờng tài chính và bộc lộ nhiều điểm không phù hợp thực tế làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và quản lý rủi ro. Cụ thể, trong thời gian qua việc kiểm tra, giám sát tín dụng chủ yếu là sau khi cho vay và đƣợc thực hiện bởi cán bộ tín dụng, nên công việc trở nên quá tải và việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay còn nhiều hạn chế, không đƣợc khách quan, triệt để mà chỉ làm đối phó với lãnh đạo cấp trên dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tại CN. Nợ nhóm 3, 4 liên tục tăng qua các năm. Ngoài ra, các quy định về đối tƣợng cho vay, không đƣợc cho vay chƣa linh hoạt, thủ tục rƣờm rà, quyết định cho vay phải thông qua nhiều cấp, hạn mức cho vay thấp không phù hợp với các khu vực kinh tế khó khăn làm hạn chế khả năng tiếp nhận vốn tín dụng ngƣời dân dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và không thực hiện đƣợc chính sách khách hàng.

Bảng 3.24. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng Chính sách, quy trình, quy mô tín dụng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Yếu tố ảnh hƣởng Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Chính sách, quy trình và quy mô tín dụng

Tại ngân hàng, các chính sách tín

dụng ban hành rất khoa học, chi tiết. 8.33% 41.67% 23.33% 16.67% 10% Tại ngân hàng, các chính sách tín

dụng luôn tạo điều kiện cho quy trình vay vốn đƣợc thực hiện thông suốt từ trên xuống dƣới.

10% 15% 45% 20% 10%

Tại ngân hàng, quy trình tín dụng đƣợc xây dựng khoa học, đồng bộ với chính sách ban hành.

15% 25% 33.33% 15% 11.67% Tại ngân hàng, quy trình tín dụng

đƣợc xây dựng cụ thể, chi tiết đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình là có thể hạn chế đƣợc rủi ro xảy ra

25% 30% 15% 16.67% 13.33%

Tại ngân hàng, quy mô tín dụng phát triển quá nhanh khiến gia tăng nguy cơ rủi ro.

10% 25% 40% 15% 10%

(Nguồn số liệu tác giả điều tra khảo sát năm 2015)

Theo đánh giá của các cán bộ tín dụng thì chính sách tín dụng chƣa khoa học và chi tiết (50% ý kiến). Bởi các chính sách tín dụng chủ yếu đƣợc đƣa ra từ Hội sở chính nên việc áp dụng tại CN còn mang tính bị động. Ngoài ra, đây là những chính sách chung áp dụng cho toàn hệ thống nên chƣa phù hợp với đặc thù các khu vực kinh tế đất nƣớc, trong đó có Thái Nguyên.

Về quy trình tín dụng thì hiện nay chƣa khoa học và đồng bộ với chính sách ban hành (40% ý kiến). Hầu hết cho rằng thủ tục còn rƣờm rà, quyết định cho vay phải thông qua nhiều cấp khiến khả năng tiếp cận vốn của khách hàng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó công tác thẩm định còn thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp nên còn nhiều hạn chế.

Về quy mô tín dụng hiện nay hạn mức cho vay thấp không phù hợp với các khu vực kinh tế khó khăn. Tốc độ tăng tín dụng chƣa cao nhƣng do khả năng mở rộng kém nên đã nới lỏng các tiêu chuẩn khiến tín dụng mang tính rủi ro cao.

3.3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ

Theo kết quả hoạt động quản lý RRTD tại CN thì công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay của NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã bộc lộ những hạn chế nhƣ:

- Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHNo&PTNT Thái Nguyên cơ bản chƣa đáp ứng yêu cầu đảm bảo độc lập giữa bộ phận thẩm định tín dụng và quyết định cấp tín dụng nên chƣa phù hợp với thông lệ quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Mặt khác, do số lƣợng khách hàng lớn, CN thiếu nhân sự dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay hoạt động chƣa hiệu quả, chủ yếu là thực hiện công việc đòi nợ khi khách hàng không trả đƣợc nợ gốc và lãi, khi khách hàng chây ỳ, cố tình lẩn tránh thì làm thủ tục kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ, nhân viên trực tiếp thẩm định cũng là ngƣời quản lý món vay, thậm chí là ngƣời làm hồ sơ vay vốn, dẫn đến việc đánh giá không khách quan và gây ra rủi ro khi cấp tín dụng.

Bảng 3.25. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng Cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Yếu tố ảnh hƣởng Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ

Tại ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ khoa học, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả.

20% 30% 20% 18.33% 11.67% Tại ngân hàng, bộ máy và quản lý đội

ngũ cán bộ có thích ứng linh hoạt trong điều kiện thay đổi.

11.67% 45% 13.33% 20% 10% Tại ngân hàng, có khả năng phát hiện

và xử lý kịp thời các RRTD. 20% 35% 30% 15% 0% Tại ngân hàng có quy trình pháp lý

hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ.

15% 40% 15% 21.67% 8.33%

Theo kết quả nghiên cứu thì cơ cấu tổ chức tại CN có gọn nhẹ nhƣng công tác bố trí công việc chƣa khoa học nên chƣa có hiệu lực, hiệu quả cao (50% ý kiến). Quy trình pháp lý về cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ còn chƣa hoàn chỉnh thiếu chặc chẽ chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo từ Hội sở nên thụ động và chƣa sát với tình hình hoạt động tại CN. Do đó dẫn đến thiếu tính linh hoạt trong việc thích ứng với điều kiện thay đổi. Bên cạnh đó công tác dự báo rủi ro vẫn chƣa tốt nên chƣa có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời các RRTD (55% ý kiến).

3.3.1.3. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng

Kết quả công tác quản lý rủi ro tại CN cho thấy:

- Số lƣợng cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ tham gia vào quá trình thu thập thông tin, xử lý số liệu, thẩm định và trình xem xét duyệt vay còn hạn chế. Bởi hiện nay CBTD tuy có trình độ cao trên 75% cán bộ có bằng đại học và trên đại học nhƣng chuyên môn nghiệp vụ chƣa phù hợp cũng nhƣ còn thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến công tác thẩm định và cho vay chủ yếu dựa trên số liệu cung cấp của khách hàng, không có sự điều tra, thu thập ngoài khiến rủi ro tín dụng cao. Điều này thể hiện cụ thể qua các báo cáo thẩm định cho vay còn quá đơn giản, việc quy định thời hạn cho vay chƣa chi tiết, chƣa chính xác, chƣa có cơ sở, không căn cứ vào dòng tiền vào và dòng tiền ra của khách hàng để định kỳ hạn nợ cho phù hợp với khả năng trả nợ. Ngoài ra, việc thiếu chuyên môn nghiệp vụ đã khiến công tác khai thác và cung cấp thông tin còn yếu, thiếu, chƣa đóng vai trò tƣ vấn cho khách hàng một cách hiệu quả và thiết thực, đồng thời dẫn đến việc cảnh báo an toàn tín dụng chƣa đƣợc thực hiện bài bản.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay đã thực hiện nhƣng chƣa sâu do những hạn chế về ngành nghề, hạn chế về nghiệp vụ tài chính kế toán doanh nghiệp... nên chƣa có sự kiên quyết để từ chối cho vay, yêu cầu thu hồi nợ trƣớc hạn, yêu cầu trả nợ từ nguồn thu của dự án…

Bảng 3.26. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Yếu tố ảnh hƣởng Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng

Cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng của tôi có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao.

18.33% 30% 21.67% 16.67% 13.33% Cán bộ làm công tác tín dụng tại

ngân hàng của tôi có phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ tốt.

10% 15% 45% 20% 10%

Cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng của tôi có khả năng giao tiếp với khách hàng.

6.67% 15% 30% 35% 13.33% Cán bộ làm công tác tín dụng tại

ngân hàng của tôi có năng lực thẩm định giá trị tài sản.

15% 45% 13.33% 15% 11.67% Cán bộ làm công tác tín dụng tại

ngân hàng của tôi có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại và cập nhật các kỹ năng hiệu quả cho công việc

10% 13.33% 46.67% 20% 10%

(Nguồn số liệu tác giả điều tra khảo sát năm 2015)

Theo kết quả điều tra tại CN thì cán bộ đảm nhiệm công tác tín dụng có thái độ phục vụ đúng mực với khách hàng, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng (48,33% ý kiến). Đây là ƣu điểm cần đƣợc tiếp tục phát huy. Tuy nhiên xét về trình độ thì đa phần tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên nhƣng do công tác tuyển dụng phần lớn mang tính thân quen, bố trí công việc chƣa đúng theo chuyên môn đào tạo nên chƣa đáp ứng nhu cầu công việc (48,33% ý kiến). Đặc biệt cán bộ thực hiện công tác thẩm định thiếu năng lực chuyên môn khiến rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn cao (60% ý kiến)

Ngoài ra quy định về luân chuyển cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng, thẩm định vẫn thực hiện theo định kỳ 3 năm một lần nên thiếu sự nắm bắt thay đổi cơ chế, chính sách… vấn đề về nhân sự hiện nay CN cần phải bổ sung và đào tạo chuyên sâu và toàn diện đối với cán bộ tham gia thẩm định và quản lý cho vay, thu hồi nợ vay đang là vấn đề đặt ra đối với CN vì đòi hỏi cán

bộ nghiệp vụ phải thông thạo nghiệp vụ ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, các quy định về quản lý đầu tƣ, luật doanh nghiệp…

3.3.1.4. Cơ sở vật chất, thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

Kết quả công tác quản lý rủi ro tại CN cho thấy:

- Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin của CN ở mức thấp, công nghệ thông tin còn hạn chế và chƣa xây dựng đƣợc bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt.

- Công tác khai thác và cung cấp thông tin còn yếu kém, thiếu thông tin nên chƣa đóng vai trò tƣ vấn cho khách hàng một cách hiệu quả và thiết thực, đồng thời dẫn đến việc cảnh báo an toàn tín dụng chƣa đƣợc thực hiện bài bản.

Bảng 3.27. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng Cơ sở vật chất, thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Yếu tố ảnh hƣởng Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cơ sở vật chất, thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng luôn trang bị hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại nhất.

20% 48.33% 11.67% 20% 0% Tại ngân hàng, hệ thống thông tin

luôn đƣợc đảm bảo thông suốt, đồng bộ giúp tăng cƣờng hiệu quả hoạt động tác nghiệp.

10% 15% 38.33% 30% 6.67%

Nguồn thông tin luôn phục vụ cho công tác quản trị tín dụng đầy đủ giúp phân tích, dự báo cho công tác phòng ngừa rủi ro hiệu quả

8.33% 36.67% 30% 15% 10%

Tại ngân hàng hệ thống thông tin hỗ trợ hiệu quả công tác lãnh đạo, tổ chức, hoạch định, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động.

15% 40% 15% 16.67% 13.33%

(Nguồn số liệu tác giả điều tra khảo sát năm 2015)

Kết quả khảo sát đánh giá thì cơ sở vật chất phục vụ tại CN chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mực. Tuy CN luôn thực hiện đổi mới theo chỉ đạo Hội sở nhƣng mức độ đầu tƣ vẫn còn hạn chế đặc biệt khi so với các ngân hàng TMCP và các NH nƣớc ngoài (68,33% ý kiến). Cụ thể, cơ sở vật chất kỹ thuật của CN chƣa hoàn thiện, các hệ

thống báo cáo cung cấp thông tin chƣa đƣợc kết xuất trên cơ sở chƣơng trình ổn định, công tác xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, thông tin thị trƣờng,… chƣa đƣợc thực hiện. Hiện nay hệ thống NHNo&PTNT mới chỉ có phần mềm phục vụ cho công tác tài chính kế toán còn các phần nghiệp vụ khác: thẩm định, tín dụng, quản trị rủi ro... vẫn thực hiện thủ công làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý của Ngân hàng nói chung và tại CN Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)