Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực của agribank chi nhánh thành phố tuyên quang (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Là chi nhánh cấp II, sau gần 12 năm đi vào hoạt động, Agribank chi nhánh thành phố Tuyên Quang đã góp phần thực hiện tốt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; là đầu mối thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và nguồn vốn trong thanh toán của các tổ chức kinh tế, phục vụ đầu tư cho sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác trên địa bàn. Trong thời gian qua, nhân lực của Chi nhánh đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chất lượng nguồn nhân lực của Agribank chi nhánh thành phố Tuyên Quang vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực của Agribank chi nhánh thành phố

Tuyên Quang là xây dựng nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giao.

Bên cạnh đó, cùng với việc tác giả đang công tác tại Agribank chi nhánh thành phố Tuyên Quang nên tác giả đã quyết định chọn địa điểm nghiên cứu của đề tài tại Agribank chi nhánh thành phố Tuyên Quang sẽ giúp tác giả thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn còn giúp tác giả nâng cao năng lực làm việc thực tế của bản thân, đồng thời góp phần giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng nhân lực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực của agribank chi nhánh thành phố tuyên quang (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)