Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực của agribank chi nhánh thành phố tuyên quang (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nhân lực

a) Về đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng

Công tác đào tạo phải đảm bảo cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đó là đào tạo đáp ứng việc tăng cường năng lực của đội ngũ để thực hiện tốt nhiệm vụ hiện tại; Đào tạo đáp ứng việc hoàn thiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh công chức; Đào tạo để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh trong tương lai. Cụ thể là:

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo để tăng cường chất lượng và hiệu lực của công tác quy hoạch nói chung và công tác đào tạo nói riêng.

+ Đào tạo phải gắn liền với bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách duy trì nuôi dưỡng nhân lực. Từ quy hoạch cán bộ công chức để quy hoạch đào tạo và đưa ra kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.

+ Lấy kết quả đánh giá hiệu quả công việc làm cơ sở để cử cán bộ công chức tham gia các chương trình học dài hạn. Hạn chế việc đào tạo tràn lan, hình thức, không hiệu quả.

+ Lấy kết quả học tập, kết quả vận dụng kiến thức đã học vào nhiệm vụ là một tiêu chuẩn đánh giá, xem xét để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo quản lý. Thay đổi bằng đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm cho đào tạo sau khi bổ nhiệm như trước đây.

- Thực hiện nguyên tắc học tập suốt đời: cần đa dạng hóa loại hình đào tạo để tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công chức đều có cơ hội học tập nâng cao trình độ và tri thức cho mình.

+ Đào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo truyền thống và phổ biến. Người lao động học được cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của những người có kinh nghiệm, có chuyên môn đi trước. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, có thể kiểm tra ngay kết quả học tập của người lao động theo công

việc mà họ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là đi theo đường mòn, dập khuôn máy móc, không phát huy được cái mới của tri thức, khó đánh giá được hiệu quả do không có các chỉ tiêu đo lường.

+ Đào tạo theo chỉ dẫn là sự liệt kê ở mỗi công việc những nhiệm vụ, quy trình thực hiện và những điểm mấu chốt cần lưu ý khi thực hiện để hướng dẫn người học thực hành theo từng bước. Đây là hình thức đào tạo phù hợp với các công việc có quy trình và tiêu chuẩn rõ ràng.

+ Đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp là hình thức đào tạo bài bản, có hệ thống, theo khóa học có thời hạn. Với đội ngũ giảng viên, chuyên gia có trình độ cao, người học sẽ tiếp thu được rất nhiều các kiến thức bổ ích và các thông tin mới được cập nhật. Với lượng kiến thức thu được, người học sẽ vận dụng vào thực tế công việc tại chi nhánh.

b) Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, quan tâm hỗ trợ đối với người học nâng cao trình độ. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ và bổ nhiệm đối với cán bộ công công chức sau khi hoàn thành các khoá học.

- Chủ động tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ định kỳ và chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ của chi nhánh và năng lực của cán bộ chuyên môn.

- Hiện nay các Học viện, các Trường đại học thường xuyên liên kết với các Trường chuyên nghiệp, các Trung tâm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để mở các khóa học nâng cao trình độ như văn bằng hai và Thạc sĩ. Bằng do các Trường đặt cơ sở liên kết cấp nhưng học viên sẽ được học tập tại Tuyên Quang. Đây sẽ là cơ hội tốt để chi nhánh cử cán bộ công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đi đào tạo nâng cao trình độ.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức, cụ thể như sau:

+ Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Thực hiện tiêu chuẩn hoá theo chức danh, tiếp tục đào tạo một cách toàn diện về lý luận chính trị, chuyên môn, trình độ quản lý.

+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên ngành, đồng thời chú trọng đào tạo để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực thực tiễn.

+ Chỉ đạo Công đoàn và Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức các cuộc thi lao động sáng tạo, thi tay nghề giỏi. Phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến, hợp lý hóa trong quá trình thực hiện công việc. Qua đó vừa động viên, cổ vũ phong trào tự học, tự nghiên cứu vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực của agribank chi nhánh thành phố tuyên quang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)