5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Tuyên Quang
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tiền thân thành phố Tuyên Quang là thị xã Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 43,7km2, dân số 53.900 người và 7 đơn vị hành chính gồm: Trảng Đà, Ỷ La, Minh Xuân, Phan Thiết, Nông Tiến, Tân Giang và Hưng Thành. Ngày 03 tháng 09 năm 2008, chính phủ ban hành Nghị định số 99/2008/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang. Thị xã Tuyên Quang mở rộng được tăng thêm 7.523,33 ha diện tích tự nhiên và 31.933 nhân khẩu của huyện Yên Sơn (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long và Đội Cấn). Ngày 22 tháng 6 năm 2009, thị xã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3. Ngày 2 tháng 7 năm 2010, chính phủ ban hành nghị quyết 27/NQ-CP, thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Tuyên Quang.
Như vậy, hiện nay thành phố Tuyên Quang có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 7 phường: Hưng Thành, Nông tiến, Ỷ la, Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang, Tân Hà; và 6 xã: Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long và Đội Cấn. Theo số liệu của Cục thống kê thành phố, năm 2015 thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917 ha đất tự nhiên, có hơn 27.000 hộ dân với khoảng 9,31 vạn dân.
Địa bàn rộng, địa hình nhiều đồi núi, người dân đi lại khó khăn. Khi có thông báo tuyển dụng nhân sự, người dân khó tiếp cận được với các thông tin tuyển dụng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực khi tuyển dụng.
3.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội a) Phát triển kinh tế
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, của tỉnh, với sự đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII đề ra, thành phố đã đạt được một số kết quả nổi bật.
- Kinh tế thành phố tiếp tục phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10,85% năm. Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng. Các ngành kinh tế trọng điểm như: Công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch có bước phát triển nhanh về quy mô, chất lượng, hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,59% với một khu công nghiệp, một cụm công nghiệp, nhiều điểm công nghiệp với trên 635 doanh nghiệp hoạt động, tăng 244 doanh nghiệp so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân trên 18%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại có sự chuyển dịch khá, chiếm 44,56%. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 8,5% xuống 3,85%.
- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được thành phố tập trung chỉ đạo, tiến độ thực hiện có chuyển biến tích cực. Bình quân mỗi xã đạt 12 tiêu chí. Trong đó, xã điểm An Khang đã hoàn thành cả 19 tiêu chí. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị đạt được nhiều kết quả và từng bước được nâng lên về chất lượng. Trật tự đô thị được thực hiện quyết liệt, bộ mặt đô thị ngày càng thông thoáng, khang trang, sạch đẹp hơn. Đặc biệt, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà văn hóa trung tâm thành phố, Đại lộ Tân Trào.
- Thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển, khai thác và phát huy tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của địa phương:
+ Năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 6.640 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 34,4 triệu USD, đạt 125,3% kế hoạch; Doanh thu về hoạt động du lịch đạt 39 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch; Tổng thu ngân sách trên địa bàn trên 442 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch.
+ Tiềm năng du lịch: Thành phố Tuyên Quang có thành nhà Mạc được xây dựng vào cuối thế kỷ 16. Di tích này còn hai cổng thành phía Tây và phía Bắc cùng một số đoạn tường thành. Thành cổ Tuyên quang được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 30/8/1991. Ngoài thành cổ, thành phố Tuyên Quang còn có những ngôi đền, chùa như: Chùa An Vinh, đền Mỏ Than, Cảnh Xanh, đền Hạ, Thượng, Cấm, Kiếp Bạc và điểm du lịch Cổng Trời (thuộc khu du lịch sinh thái núi Dùm). Hàng năm vào mùa xuân, thành phố Tuyên Quang có lễ hội đua thuyền sông lô, lễ hội đền Hạ diễn ra vào 2 ngày 11 và 12/2 âm lịch. Thành phố luôn tăng cường quảng bá, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách đến tham quan tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, góp phần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
b) Phát triển văn hóa - xã hội - Về công tác xóa đói giảm nghèo
Nét nổi bật trong lĩnh vực văn hóa - xã hội của thành phố Tuyên Quang trong năm 2015 chính là công tác giảm nghèo. Toàn thành phố đã xóa được 162 hộ nghèo, đạt 108% kế hoạch, giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố từ 0,75% xuống còn 0,17%. Đến nay, 7 phường: Ỷ La, Phan Thiết, Tân Quang, Nông Tiến, Tân Hà, Minh Xuân, Hưng Thành không còn hộ nghèo. 100% gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh không còn hộ nghèo.
- Về giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục các cấp học.
Trong năm học 2014 - 2015, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp đạt 99,6% trở lên. Năm học 2014 - 2015, tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ đạt 55,1%, tỷ lệ huy động các cháu đi mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Đến nay, toàn thành phố có 9 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về xây dựng đời sống văn hóa
Toàn thành phố đã xây mới và nâng cấp 15 nhà văn hóa thôn, xóm, tổ, nâng số nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn lên 160/297 thôn, xóm, tổ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng khu dân cư “năm không” luôn được quan tâm. Năm 2015, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 91%; Thôn, xóm, tổ dân phố văn hóa đạt 81% và có 37% thôn, xóm, tổ nhân dân đạt thôn, xóm, tổ dân phố đạt “năm không”.
- Về công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em được quan tâm, mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của người dân được nâng lên. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giám sát phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo kế thừa, phát triển các bài thuốc dân gian, kết hợp đông - tây y trong khám, chữa bệnh. Nâng cao tỷ lệ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đảm bảo cấp phát thẻ khám chữa bệnh y tế cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi; 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ văcxin. Giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hằng năm dưới 1%; việc phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi có chuyển biến tích cực. Giữ vững đạt chuẩn Quốc gia về y tế của các trạm y tế xã, phường.
Tóm lại, công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng tăng lên, là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các cơ quan, đơn vị nói chung, Agribank chi