Hoàn thiện khâu xây dựng, lập và chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 105 - 111)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Hoàn thiện khâu xây dựng, lập và chấp hành dự toán

Xây dựng và lập dự toán

Theo quy định của Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Định mức kinh tế - kỹ thuật

quản lý, bảo trì đường thủy nội địa”, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 9 năm 2011. Quyết định Số: 25/VBHN-BGTVT ngày 16/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải V/v Ban hành "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa". Việc lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và kế hoạch, lộ trình tu bổ, sửa chữa các hạng mục công trình và dự án do Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 quản lý trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo; cần có kế hoạch tài chính chuẩn bị cho việc khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương có hệ thống sông chảy qua do Đoạn quản lý.

Lập dự toán ngân sách phải dựa trên những căn cứ khoa học, giá cả của vật tư hàng hóa phải tuân theo giá thị trường, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường. Việc lập dự toán phải căn cứ trên cơ sở các phần mềm chuyên dụng như: Dự toán công trình, Dự toán mua sắm, ... ngoài ra còn phải sử dụng các mô hình tính toán hiệu quả tối ưu như: Montercarlo, Mô hình điểm Z, Mô hình tối ưu hóa động, ... Bên cạnh đó, việc hoạch định tài chính trong tương lai mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và lập dự toán. Từ đó hạn chế được tình trạng dự toán xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không đảm bảo thời gian qui định của Luật NSNN.

Đảm bảo dự toán ngân sách đúng với tình hình thực tế, khoa học và chi sát thực thì Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 cần có chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động, thực trạng của các địa phương do Đoạn quản lý. Khi lập dự toán cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán NSNN nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

Quy trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu căn cứ lập dự toán theo luật quy định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định phân bổ, giao dự toán NS. Trong quá trình lập dự toán cần chú ý căn cứ vào tình hình cụ thể, cũng như tương lai để dự toán phù hợp với thực tế. Định mức hao phí được xác định như sau:

Sơ đồ 4.2: Công thức tính định mức hao phí

Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán phải phù hợp với tình hình thực tế của mỗi sự nghiệp kinh tế, mỗi công trình (Căn cứ vào Quyết định Số: 25/VBHN-BGTVT ngày 16/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải V/v Ban hành "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa") để xây dựng mức chi phí cho phù hợp với từng địa bàn

nhằm giảm thiểu chi phí khác phát sinh tăng hiệu quả cho việc thực hiện dự án. Cụ thể như sau:

Định mức hao phí

Mức hao phí vật liệu

Là số lượng vật liệu (bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo trì đường thủy nội địa. Mức hao phí vật liệu quy định trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu khi thi công

-Vật liệu phụ được tính bằng 2% giá trị vật liệu chính

Mức hao phí lao động

Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ để thực hiện khối lượng công tác quản lý bảo trì ĐTNĐ

- Bao gồm cả lao động chính và lao động phụ từ khâu chuẩn bị tới khâu kết thúc, thu dọn hiện trường

Mức hao phí máy công

Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý bảo trì ĐTNĐ

Bảng 4.2: Định mức khối lượng công tác quản lý, bảo trì STT Hạng mục công việc ĐVT Định ngạch Loại 1 Loại 2 Loại 3 1 Khối lượng ông tác quản lý thường xuyên

1.1.

Đơn vị bào trì công trình đường thủy nội địa tự tổ chức kiểm tra tuyến thường xuyên toàn bộ tuyến luồng

Lần/năm 73 65 52

1.2

Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công việc hoàn thành từng tuyến của các đơn vị bảo trì đường thủy nội địa

Lần/năm 12 12 12

1.3

Cơ quan quản lý đường thủy nội địa theo phân cấp định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra tuyến của các đơn vị bảo trì đường thủy nội địa

Lần/năm 4 4 4

1.4 Kiểm tra đột xuất sau bão Lần/năm 3 3 3

1.5 Kiểm tra theo dõi công trình giao thông và

tham gia xử lý tai nạn Lần/năm 3 2 2

1.6 Kiểm tra đèn hiệu ban đêm Lần/năm 12 12 12

1.7 Đo dò sơ khảo bãi cạn Lần/năm/bãi 14 8 4

2 Khối lượng công tác bảo trì đường thủy nội địa

2.1 Bảo trì báo hiệu

2.1.1 Thả phao Lần/năm quả 3 3 2

2.1.2 Điều chỉnh phao Lần/năm quả 15 13 12

2.1.3 Chồng bồi rùa Lần/năm quả 15 13 12

2.1.4 Trục phao Lần/năm quả 3 3 2

2.1.5 Bảo dưỡng phao Lần/năm quả 1 1 1

2.1.6 Sơn màu giữa kỳ phao Lần/năm quả 2 2 2

2.1.7 Chỉnh cột báo hiệu Lần/năm/cột 2 2 2

2.2 Bảo trì đèn báo hiệu

2.2.1 Thay ắc quy chuyên dùng cho một đèn

a Đèn chế độ F và Q bóng sợi đốt Lần/năm/đèn 182 182 182

b Đèn chế độ F bóng LED Lần/năm/đèn 95 95 95

c Đèn chớp đều bóng sợi đốt Lần/năm/đèn 91 91 91

d Đèn chớp đều bóng LED Lần/năm/đèn 45 45 45

e Đèn chớp một dài OC 5S bóng sợi đốt Lần/năm/đèn 109 109 109

2.2.2 Đèn sử dụng năng lượng mặt trời

a Thay ắc quy Lần/năm/đèn 2 2 2

b Kiểm tra vệ sinh đèn, tẩm năng lượng mặt

trời, bổ sung nước cất cho ác quy Lần/năm/đèn 12 12 12

Loại 1: Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt 85 điểm trở lên Loại 2: Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt 65 điểm đến 84 điểm. Loại 3: Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt 64 điểm trở xuống.

Công tác quản lý chuyên ngành:

Bảng 4.3: Khối lượng công tác quản lý chuyên ngành TT Hạng mục công việc ĐVT Định ngạch

Loại 1 Loại 2 Loại 3

1 Trực đảm bảo giao thông Người/trạm/năm 1 1 1

2 Đọc mực nước sông vùng lũ Lần/ngày 3 3 3

3 Đọc mực nước song vùng triều Lần/này 24 24 24

4 Đếm phương tiện vận tải tuyến

ĐTNĐ không đốt đèn Giờ/ngày 12 12 12

5 Đếm phương tiện vận tải tuyến

ĐTNĐ có đốt đèn Giờ/ngày 24 24 24

6 Trực phòng chống bão lũ Lần/năm/trạm 6 6 6

7 Trực tàu công tác Công/tàu/trạm/năm 365 365 365

8 Bảo dưỡng định kỳ tàu công tác Lần/năm/tàu 1 1 1

9 Quan hệ với địa phương Lần/năm/trạm 12 12 12

10 Phát quang quanh báo hiêu Lần/năm/cột 2 2 2

11 Sửa chữa nhỏ nhà trạm Lần/năm 1 1 1

Đổi mới về quyết định dự toán ngân sách: Quyết định dự toán chi ngân NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định nhằm đảm bảo cho dự toán chi NS được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan cấp trên với Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 phải trao đổi thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán sao cho hợp lý. Trên cơ sở thống nhất về dự toán cơ quan cấp trên, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 sẽ tiếp hành xây dựng dự toán một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ theo quy nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.

Chấp hành dự toán

Khâu chấp hành dự toán là quá trình áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch thành hiện thực; khâu này diễn ra trong

thời gian dài, chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế - xã hội xẩy ra trong năm kế hoạch và kết thúc quá trình thực hiện mới biết kết quả. Do đó đây là khâu thường có nhiều vi phạm nhất. Để đạt hiệu quả cao hơn, thì Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Thứ nhất, tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính. Trong khi nguồn lực có hạn, nhu cầu chi là vô hạn thì nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa sống còn trong quản lý tài chính. Chi NS cũng phải được tiến hành đổi mới, hoàn thiện. Các khoản chi phải được kiểm soát đầy đủ chặt chẽ theo đúng nguyên tắc của Luật NSNN. Đảm bảo nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả cơ cấu chi hợp lý.

Trong công tác quản lý chi NS ở Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, cơ cấu chi chưa hợp lý, chi quản lý hành chính, chi khác còn cao so với tổng chi cho công tác bảo dưỡng, bảo trì đường thủy nội địa. Nên cơ cấu chi NS phải được bố trí hợp lý hơn. Tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển, chi bảo dưỡng, bảo trì...

Đối với chi thường xuyên: Cần sắp xếp, củng cố bộ máy. Đảm bảo bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, nhằm tiết kiệm cho chi quản lý hành chính, thực hiện khoán chi để hạn chế đến mức tối đa các khoản chi không cần thiết như: mua sắm, hội nghị, tiếp khách, điện thoại…

Đối với chi đầu tư phát triển, cố gắng tập trung chi ở mức hợp lý, chi có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải. Thực tế cho thấy cơ kết cấu hạ tầng của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 còn kém phát triển, trong khi nguồn vốn từ NS không đủ khả năng đảm bảo xây dựng, sửa chữa và bảo trì các công trình. Để giảm bớt một phần gánh nặng cho NSNN, Đoạn cần chủ động thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để phát triển các công trình giao thông.

Mọi khoản chi tiêu của NS phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa qua kho bạc Nhà nước nhằm thực hiện cho đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng yêu cầu. Chống chi tiêu bừa bãi, lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả các khoản chi phải đựơc thực hiện công khai, ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Cần hạn chế việc cấp phát NS bằng hình thức rút tiền mặt, chỉ cho rút tiền mặt với các khoản chi nhỏ và tăng cường phương thức thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho Đoạn.

Quản lý chi NS cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Sắp xếp bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ của Đoạn. Trong khi nguồn lực có hạn, cần thực hiện thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi.

Cần tập trung nguồn lực, có trọng điểm trong việc chi đầu tư phát triển, tránh dàn trải, manh mún, kém hiệu quả. Trong khi nguồn lực có hạn cần phải xác định rõ mục tiêu và hiệu quả đầu tư nhằm nhanh chóng tác động đến tình hình nhiệm vụ của Đoạn, tạo đà thuận lợi cho những bước phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 105 - 111)