Cơ chế quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 66 - 71)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Cơ chế quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4

Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là một đơn vị trực thuộc Cục quản lý đường thủy nội địa Việt Nam. Đoạn là một đơn vị sự nghiệp công lập, vậy nên cơ chế quản lý tài chính theo quyết định số 43/2006/NĐ-CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế quản lý tài chính của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 như sau:

Về nguồn thu

Nguồn thu của Đoạn QLĐTNĐ số 04 gồm 02 nguồn. Nguồn thứ nhất là cấp phát từ ngân sách nhà nước căn cứ theo dự toán cũng như những công trình, nhiệm vụ được giao. Đây là nguồn thu chính của đơn vị.

KẾ TOÁN VIÊN PHÓ PHÒNG

TRƯỞNG PHÒNG

Nguồn thứ hai là nguồn thu ngoài ngân sách từ các hợp đồng ngoài ngân sách đến từ các đơn vị ngoài thuê hoặc từ các địa phương, tổ chức trong địa bàn.

Về nội dung chi

Trong quá trình hoạt đông, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 có các khoản chi sau:

- Đối với chi thường xuyên:

+ Chi cho việc duy tu cơ sở vật chất kỹ thuật tại các sông do Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 hàng năm

- Đối với chi không thường xuyên:

+ Chi cho việc thay thế, duy tu cơ sở vật chất, trang thiết bị như đèn báo, phao.... phát sinh trong năm kế hoạch

+ Chi cho việc sản xuất phao, tàu thuyền + Chi cho thuê nhà trạm

+ Chi cho phòng chống bão lũ + Chi cho cứu khổ cứu nạn

+ Chi cho tuyên truyền an toàn giao thông...

Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), Đoạn QLĐTNĐ số 04 được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này;

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối

lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Quy định quản lý tài chính và ngân sách tại Đoạn

* Dự toán ngân sách

Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp

Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 sẽ căn cứ vào nhiệm vụ của năm kế hoạch, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị sẽ lập dự toán thu, chi năm kế hoạch. Bên cạnh đó Đoạn sẽ căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành. Tiếp đó Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 sẽ gửi lên cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

Lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên

Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp lập, xem xét tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

* Chấp hành ngân sách Giao dự toán thu, chi:

Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương); cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại cho đơn vị sự nghiệp, trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp;

Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí

hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

Thực hiện dự toán thu, chi:

Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng;

Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

* Quyết toán

Cuối quý, cuối năm, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, là một đơn vị sự nghiệp công lập Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 có quyền tự chủ về các khoản thu và mức thu, thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bên cạnh đó là quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính.

* Thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính và ngân sách

Tiến hành tranh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý ngân sách và tài chính một cách định kỳ theo quý, cuối năm và trước và sau khi thực hiện, thi công các công trình.

Tình hình hoạt động và tài chính của Đoạn QLĐTNĐ số 4:

Tổng doanh thu năm 2015 đạt 29.426 triệu đồng, tăng 23,1% so với năm 2014. Nộp ngân sách năm 2015 đạt 254,564 triệu đồng, tăng 30,84% so với năm

2014. Thu nhập bình quân năm 2015 tăng 68,57% so với 5 năm trước (năm 2010), tăng 11,32% so với năm 2014.

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (2013 - 2015)

ĐV tính: Triệu đồng,%

Chỉ tiêu/năm Doanh thu TSLN/DT Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 2013 22,303 4,42% 193,316 4.8 2014 23,904 5,03% 194,564 5.3 2015 29,426 5,86% 254,564 5.9

Nguồn: Phòng kế toán- Đoạn đường thủy số 4

Cụ thể, năm 2015 tổng doanh thu đạt 29,426 tỷ đồng

- Đặt hàng theo ngân sách nhà nước trong đó:

+ Chi thường xuyên: 16,575 tỷ đồng; + Chi không thường xuyên: 7,287 tỷ đồng.

- Các Dịch vụ công trình khác: 5,564 tỷ đồng

Trong đó:

- Công trình cầu 282 có tổng doanh thu đạt 2,680 tỷ đồng.

- Sửa chữa báo hiệu tuyến sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Công, sông Đuống với giá trị là 175,395 triệu đồng;

- Sản xuất báo hiệu trên các tuyến sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam với giá trị là 228,243 triệu đồng;

- Bổ sung, thay thế báo hiệu điện và phụ kiện trên các tuyến sông Thái Bình, sông Thương với giá trị là 280 triệu đồng;

- Sửa chữa lớn cụm kè Nghĩa Chỉ sông Đuống với giá trị là 76 triệu đồng; - Sửa chữa lớn cụm kè Dền sông Đuống với giá trị là 76 triệu đồng;

- Thanh thải vật chướng ngại phá dỡ kè thối Á Lữ với với kinh phí 304,364 triệu đồng.

- Thường trực chống va trôi, kết hợp điều tiết khống chế khu vực cầu Hồ - sông Đuống: 1,083 tỷ đồng.

- Thường trực chống va trôi, kết hợp điều tiết khống chế khu vực cầu đường sắt Bắc Giang - sông Thương: 660,842 triệu đồng.

- Đối với nguồn chi thường xuyên, Đoạn đã thực hiện đầy đủ theo đúng khối lượng và dự toán được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt, trên cơ sở đảm bảo các thủ tục theo quy định: từ khâu giao kế hoạch, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật:

+ Các phương tiện, thiết bị luôn được sử dụng đúng mục đích; sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ giúp nâng cao tuổi thọ của phương tiện, thiết bị được cấp;

+ Công tác sơn màu, bảo dưỡng báo hiệu thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đủ khối lượng theo dự toán được duyệt;

+ Công tác nội vụ, vệ sinh công nghiệp được thực hiện nghiêm túc ở hầu hết các đơn vị trong Đoạn.

- Đối với nguồn chi phí không thường xuyên, Đoạn đã thực hiện theo đúng quy định, trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập phương án, dự toán, nghiệm thu, thanh quyết toán và thực hiện kiểm toán độc lập sau khi công trình hoàn thành đối với tất cả các hạng mục công trình có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)