Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Trong luận văn, phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để xây dựng chương 1 và chương 3, cụ thể:

- Thu thập cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, nội dung của quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thu thập các kinh nghiệm về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập trong và ngoài nước.

- Thu thập các số liệu về lịch sử hình thành, cũng như tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Đoạn QLĐTNĐ số 4.

- Thu thập các số liệu, báo cáo phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính tại Đoạn QLĐTNĐ số 4.

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để xây dựng được một cơ sở lý luận vững chắc về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu, việc thu thập các số liệu thứ cấp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đặc biệt quan trọng trong việc thu thập các số liệu hoạt động thực tế về quản trị tài chính tại đơn vị.

Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước nói chung và quản lý thu, chi, và quyết toán nói riêng được thu thập và hệ thống hóa từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật có liên quan và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp.

Số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua cán bộ tại các phòng ban, chuyên môn: Cục đường thủy nội bộ Việt Nam, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình quản lý tài chính gồm quản lý thu, chi, và quyết toán.

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn còn bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, các báo cáo về tình hình quản trị, cơ chế quản lý tài chính của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4; Từ các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra, các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các Website có liên quan..., được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá tình hình quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội bộ số 4, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Cán bộ, nhân viên của các Sở, Ban, Ngành liên quan được phỏng vấn bằng bảng hỏi đã thiết kế trước.

Cỡ mẫu điều tra là 173 người trong đó tác giả lựa chọn toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là 162 người, 05 cán bộ của Cục quản lý đường thủy nội địa Việt Nam, lần lượt 06 cán bộ sở tài chính các tỉnh mà Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 quản lý bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên và Cao Bằng.

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhân viên, tác giả phỏng vấn thử 3-4 nhân viên để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra

Phần 2: Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội bộ số 4, bao gồm:

+ Công tác dự toán + Công tác chấp hành + Công tác quyết toán + Tổ chức công tác kể toán + Công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)