5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Tổ chức quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4
3.2.3.1. Dự toán ngân sách
Quy trình quản lý tài chính của Đoạn bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán được xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm.
Hằng năm, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển, duy tu, bảo trì, sửa chữa của hệ thống đê điều, song do Đoạn quản lý. Đoạn sẽ trình kế hoạch dự toán lên cơ quan cấp trên là Cục quản lý đường thủy nội địa Việt Nam để xin ngân sách rót vể. Nhìn chung, công tác lập dự toán của Đoạn
Lập dự toán bao gồm dự toán thu ngân sách (dự toán xin ngân sách từ trung ương) và dự toán chi ngân sách.
Mục tiêu của lập dự toán ngân sách
Do là một đơn vị hoạt động dựa trên sự phân công của Cục Đường thủy nội địa nên lập dự toán là một công việc vô cùng quan trọng để Đoạn ĐTNĐ số 4 có thể trình lên Cục phương án tài chính, thu chi cho từng công trình hoặc theo năm tài chính tùy thuộc vào từng giải đoạn cụ thể và yêu cầu của Cục.
Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng để Cục có thể thấy được số tiền cần phải đầu tư cho mỗi công trình, từ đó lên kế hoạch tài chính hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trọng. Quá trình lập dự toán nhằm mục tiêu:
Trên cơ sở nguồn lực có thể huy động và sử dụng của đơn vị là có hạn, cần đảm bảo rằng ngân sách đáp ứng được việc thực hiện các yêu cầu của Cục Đường thủy Nội địa cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực quản lý.
Lập dự toán còn giúp cho việc quản lý thu, chi trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán ngân sách được hữu hiệu.
Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là một đơn vị sự nghiệp công lập, vậy nên nguồn kinh phí để hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí được cấp từ cấp trên căn cứ vào dự toán xin ngân sách từ cấp trên. Dự toán thu căn cứ vào kế hoạch chi, nên đề tài sẽ phân tích dự toán các khoản thu từ ngân sách căn cứ vào dự toán chi hàng năm.
* Căn cứ lập dự toán thu chi ngân sách
Đoạn QLĐTNĐ số 4 căn cứ vào các nhân tố chủ yếu sau đây để lập dự toán thu chi:
- Nhiệm vụ được Cục Đường thủy nội địa giao cho. Nhiệm vụ này có thể theo từng công trình cụ thể, hoặc theo từng quý tùy theo tiến độ thi công xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương. Dựa trên công việc được giao, Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ xây dựng dự toán thu chi một cách chi tiết và trình lên Cục Đường thủy nội địa xét duyệt và giao quyết định đầu tư.
- Đối với dự toán thu chi hàng năm, Đoạn QLĐTNĐ căn cứ vào các kết quả, đánh giá tình hình thu chi năm trước để làm cơ sở xây dựng dự toán. Bên cạnh đó,
BQL Đoạn còn căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của dịa phương nơi Đoạn quản lý cũng như nhu cầu đầu tư, sửa chữa của địa phương.
- Đối với các hoạt động chi thường xuyên, đoạn căn cứ vào thực trạng chất lượng và sự hao mòn của các công trình giao thông, để từ đó lên kế hoạch bảo trì, duy tu, sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng giao thông.
- Bên cạnh đó, việc thực hiện dự toán còn căn cứ vào các quy định của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quy trình lập dự toán ngân sách
Giai đoạn 1:
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra
Theo quy định, trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Sau đó, Cục Đường thủy Nội địa sẽ ban hành kế hoạch hoạt động cho Đoạn QLĐTNĐ số 4.
Trước ngày 10/6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau khi có thông tư từ Bộ, Cục Đường thủy nội địa sẽ ban hành thông số kiểm tra về dự toán ngân sách trong Cục. Trong đó quy định rất rõ định mức cho các công trình với các thông số chi tiết cụ thể.
Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách
Đoạn QLĐTNĐ số 4 sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra, các nhiệm vụ được giao từ Cục Đường thuy Nội địa sẽ tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, sau đó báo cáo lại với Cục. Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ cần phải xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo Cục Đường thủy Nội địa trước ngày 20/7, kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Cục Đường thủy Nội địa sẽ tổ chức làm việc với BQL Đoạn QLĐTNĐ số 4 để thảo luận về dự toán ngân sách cùng với đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Giai đoạn 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước
Trước ngày 20 tháng 11, căn cứ vào dự toán và kết quả các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Cục Đường Thủy Nội địa, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BQL Đoạn 4, Cục Đường thủy Nội địa sẽ ra quyết định và nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho BQL Đoạn 4.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Cục Đường thủy Nội địa, Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ tổ chức họp trong nội bộ đơn vị, thông qua quyết định dự toán ngân sách và giao cho các bộ phân, cá nhân có liên quan phụ trách trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Phương pháp lập dự toán
Việc lập ngân sách hàng năm thường được tổ chức bởi cả 03 cách tiếp cận:
Cách tiếp cận từ trên xuống, bao gồm:
Cục Đường thủy Nội địa sẽ căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách được chính phủ giao, xác định các nguồn lực sẵn có của Cục, cũng như nhiệm vụ công việc cần phải thực hiện trong năm tài chính tới, từ đó phân bổ tới các Đoạn QLĐTNĐ số 4.
Cục Đường thủy Nội địa sẽ chuẩn bị thông tư hướng dẫn lập ngân sách. Lập số kiểm tra về dự toán thu, chi và gửi cho các đoạn theo các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Cục Đường thủy Nội địa sẽ thông báo số kiểm tra cho các Đoạn.
Cách tiếp cận từ dưới lên, bao gồm:
Căn cứ vào các công việc, công trình phát sinh, Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ lập dự toán và đề xuất lên Cục Đường thủy Nội địa xem xét và quyết định. Phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong việc xử lý các vấn đề đột xuất, ngoài kế hoạch, khẩn cấp.
Trao đổi, đàm phán, thương lượng
Sẽ có những sự không thống nhất giữa dự toán của Đoạn gửi lên Cục và yêu cầu, kế hoạch của Cục đặt ra, đặc biệt trong vấn đề chi và chấp hành chi. Khi đó, lãnh đạo Cục và Đoạn sẽ tổ chức họp để đàm phán và thảo luận. Đây là quá trình rất quan trọng để xác định dự toán ngân sách cuối cùng trình lên cơ quan lập pháp trên cơ sở đạt được sự nhất quán giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có.
Để quá trình lập dự toán ngân sách được đảm bảo chất lượng cần chú trọng xem xét các vấn đề sau:
Các quyết định làm thay đổi số thu, chi cần đuợc xem xét kỹ lưỡng kể cả các quyết định liên quan đến chi tiêu thuế, cho vay, bảo lãnh và các công nợ bất thường khác.
Các giới hạn tài chính cần được đưa vào ngay khi bắt đầu của quá trình lập ngân sách, nhất quán với các ưu tiên chính sách và các nguồn lực sẵn có.
Thiết lập khuôn khổ tài khoá và khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ đóng góp tích cực cho quá trình lập ngân sách hàng năm.
Phân định rõ và giới hạn trách nhiệm của các thành viên tham gia vào việc dự toán ngân sách.
a. Dự toán thu
Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là một đơn vị sự nghiệp công, vậy nên nguồn kinh phí để hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí được cấp từ cấp trên căn cứ vào dự toán xin ngân sách từ cấp trên. Dự toán thu căn cứ vào kế hoạch chi, nên đề tài sẽ phân tích dự toán các khoản thu từ ngân sách căn cứ vào dự toán chi hàng năm.
Bảng 3.4. Dự toán Thu của Đoạn QTĐTNĐ số 4
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT Hạng mục Dự toán thu
2013 2014 2015
1 Tổng dự toán thu NSNN 21.000.000 22.500.000 28.500.000 2 Dự toán các khoản thu ngoài
ngân sách 350.000 300.000 400.000
Nguồn: Phòng kế toán- Đoạn đường thủy số 4
Dự toán các khoản thu ngoài ngân sách căn cứ vào nguồn thu từ các khoản thu ngoài của năm trước và căn cứ vào tình hình kinh doanh, cũng như kế hoạch kinh doanh thực tế của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4.
b. Dự toán chi
Dự toán chi ngân sách
Bảng 3.5. Dự toán Chi ngân sách Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Hạng mục Dự toán ngân sách 2013 2014 2015 1 2 3 4 5 A Tổng dự toán chi 21.000.000 22.500.000 28.500.000 1 Dự toán chi thường xuyên 14.500.000 16.480.000 18.400.000 2 Dự toán chi không thường xuyên 6.380.000 6.000.000 10.000.000
3 Dự toán chi cho ATGT 120.000 20.000 100.000
Nguồn: Phòng kế toán- Đoạn đường thủy số 4
Bảng số liêu cho thấy, dự toán chi ngân sách tăng qua các năm. Năm 2013 là 21.000.000 nghìn đồng. Năm 2014 dự toán chi là 22.500.000 nghìn đồng, tăng 7.1%. Dự toán chi năm 2015 tăng lên là 28.500.000 nghìn đồng, tăng 26.6%.
Các khoản dự toán chi không thường xuyên cũng tăng từ 14.500.000 nghìn đồng năm 2013 lên 18.400.000 nghìn đồng năm 2015, tăng 26.9%. Dự toán chi không thường xuyên tăng từ 6.380.000 nghìn đồng năm 2013 lên 10.000.000 nghìn đồng năm 2015, tăng 56.7%.
Nhìn chung, các khoản dự toán chi đều tăng qua các năm. Sự gia tăng của các khoản dự toán chi phụ thuộc vào tình hình thực tế của hệ thống đường thủy do Đoạn quản lý. Lý do tăng do chủ yếu dùng vào việc duy tu, bảo trì và sửa chữa các hệ thống sống, mua trang thiết bị bị hỏng hóc do ảnh hưởng từ khí hậu, mưa gió và bão lũ.
c. Nhận xét công tác lập dự toán
Qua thực tế, thực trạng công tác dự toán của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 và phân tích bảng đánh giá về công tác dự toán (bảng 3.6, phần phụ lục) cho thấy về những ưu điểm, hạn chế trong công tác dự toán như sau:
Ưu điểm:
- Công tác dự toán đã thực hiện theo đúng quy trình lập dự toán: căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, duy tu, bảo trì, sửa chữa hệ thống đê điều do Đoạn quản lý được chỉ định từ Cục để xây dựng dự toán chi.
- Dự toán được lập cơ bản theo các biểu mẫu quy định, đã xác định được các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong năm để xây dựng dự toán, dự toán đã đảm bảo cân đối thu chi.
- Quy trình dự toán của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là một chuỗi logic và chặt chẽ.
Hạn chế:
- Dự toán của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 nhìn chung căn cứ vào kế hoạch đầu tư, duy tu, bảo trì, sửa chữa hệ thống đê điều do Cục đường thủy nội địa Việt Nam điều phối, vậy nên công tác lập dự toán không chủ động, chưa kế hoạch hóa được tình hình thu, nên trong quá trình điều hành ngân sách thường phải điều chỉnh.
- Chưa xây dựng được dự phòng ngân sách một mặt là chưa thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách, mặt khác nó tạo ra nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối ngân sách khi phát sinh các sự cố bât ngờ.
- Các khoản chi được lập dự toán thường chưa bám sát với thực chi, gây ra tình trạng thiếu ngân sách do việc chạy theo các mục tiêu kế hoạch trong năm làm cho dự toán chi vượt quá khả năng đáp ứng của NS được cấp và diễn biến tình hình thực tế.
- Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 chưa đủ thời gian để thảo luận nên thường lập dự toán chậm so với tiến độ quy định.
3.2.3.2. Chấp hành ngân sách
a. Tổ chức chấp hành ngân sách
Tổ chức thu ngân sách nhà nước
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính, đối tác cuối quý trước. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của ngân sách nhà nước.
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Tổ chức chi NSNN
Giai đoạn này bao gồm các khâu cụ thể như sau:
Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách, Cục Đường thủy Nội địa sẽ căn cứ vào phạm vi quản lý và giao cụ thể nhiệm vụ công việc cho Đoạn QLĐTNĐ số 4. BLĐ đoạn sẽ tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ.
Dự toán chi thường xuyên giao cho Đoạn QLĐTNĐ số 4 được phân bổ theo từng loại và 4 nhóm mục:
- Chi thường xuyên.
- Chi không thường xuyên. - Chi cho an toàn giao thông.
Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại và các mục của Mục lục ngân sách nhà nước và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
Lập nhu cầu chi quý
Trên cơ sở dự toán năm được giao, Đoạn QLĐTNĐ số 4 sẽ lập nhu cầu chi ngân sách quý và năm, chi tiết theo các nhóm mục chi như trên gửi Cục Đường thủy Nội địa xem xét và phê duyệt, để Kho bạc Nhà nước và cơ quan tài chính cuối quý trước để phối hợp thực hiện chi trả cho Đoạn.
Cơ chế kiểm soát chi
Đoạn QTĐTNĐ số 4 thực hiện mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Cục Đường thủy Nội địa và Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.