5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ quản lý tài chính tại Đoạn
- Kêu gọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khai thác vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa. Kết hợp với việc có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư này (trình UBND tỉnh giảm phí, giảm thủ tục hành chính trong việc cấp phép, ...)
- Phối hợp với Sở giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên môi trường làm tốt công tác quy hoạch về cảng, bến và khu vực khai thác VLXD
Hiện đại hóa trong công tác quản lý tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa (QLĐTNĐ) số 4. Cụ thể như sau:
- Tham khảo và học tập kinh nghiệm quản lý đường thủy nội địa tại các tỉnh có nhiều đường thủy như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, ... hoặc các nước có nhiều đường thủy như Thái Lan, Myanma, ... Từ đó nâng cao công tác quản lý.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý đường thủy nội địa. Cụ thể, tăng cường các biển báo triển khai tại Đoạn QLĐTNĐ số 4. Đặt các thiết bị cảnh báo đối với 1 số nơi nguy hiểm, ...
Nâng cao ý thức chấp hành giao thông tại đoạn QLĐTNĐ số 4:
- Chỉ đạo việc triển khai phương án báo hiệu trên tuyến đúng, đủ vị trí, đảm bảo chất lượng, màu sắc, ánh sáng và liên tục nhằm phát huy tác dụng tốt nhất;
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành các cơ quan, địa phương, tuyên truyền phổ biến Luật GTĐT nội địa.;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra xử lý vi phạm, tiếp tục đưa Luật GTĐT nội địa vào cuộc sống.
4.2. Những giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 thủy nội địa số 4
4.2.1. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ quản lý tài chính tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 đường thủy nội địa số 4
Tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng của bộ máy quản lý tài chính để thực hiện được nhiệm vụ quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay của Đoạn.
Về tổ chức và tuyển dụng
Một là, hiện nay Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 chưa có phòng tài chính, mà chịu trách nhiệm về quản lý tài chính là phòng kế hoạch của cơ quan, dẫn đến khối lượng công việc bị chồng chéo. Mặt khác phòng kế hoạch có 2 phó phòng, nhưng lại có duy nhất 1 kế toán viên.
Chính vì vậy trong thời gian tới Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 nên tách riêng phòng tài chính và phòng kế hoạch, để phục vụ cho công tác tài chính của Đoạn thực hiện tốt hơn. Đồng thời bổ sung thêm nhân viên phụ trách kế toán để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên kế toán cũ.
Việc tách phòng như trên sẽ không làm cho bộ máy quản lý của Đoạn bị cồng kềnh phức tạp mà điều này giúp cho mỗi phòng ban chức năng có điều kiện thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
Hai là, cần xóa bỏ chỉ tiêu biên chế áp dụng vì như vậy sẽ không thu hút được lực lượng trẻ có trình độ cao được đào tạo bài bản do thiếu biên chế. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của Phòng TC-KH để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đọan mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tại Phòng
Tài chính để nâng cao hiệu quả tham mưu điều hành ngân sách Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2011 vào công tác quản lý của Phòng Tài chính. Đây là một Hệ thống tuân thủ yêu cầu chung (mục 4/TCVN ISO 9001:2011) và vận hành theo chu trình kế tiếp, gắn bó với nhau thể hiện tập trung ở bốn phần:
- Trách nhiệm quản lý (mục 5/TCVN ISO 9001:2011) - Quản lý nguồn lực (mục 6/TCVN ISO 9001:2011)
- Thực hiện sản phẩm (giải quyết công việc) (mục 7/TCVN ISO 9001:2011) - Đánh giá, cải tiến (mục 8/TCVN ISO 9001:2011).
Về đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý tài chính
Một trong những tồn tại trong quản lý tài chính của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 là trình độ cán bộ còn yếu, chưa đồng đều. Trưởng phòng kế hoạch phụ trách quản lý tài chính không có chuyên môn về lĩnh vực kinh tế. Cả phòng có 4
người mà 3 người là lãnh đạo, 1 nhân viên, trong đó có duy nhất 2 người là có chuyên môn về kinh tế (1 phó phòng có trình độ đại học chuyên ngành kế toán, 1 kế toán viên có trình độ trung cấp). Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi luật NSNN và chế độ kế toán ngân sách, chế độ tài chính ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, để quản lý tốt NS. Vì vậy cần nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.
Để nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác tài chính, Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 cần thực hiện theo mô hình như đề xuất (Cụ thể tại hình 4.1). Theo mô hình này bộ phâ ̣n kết toán nội bộ sẽ nhâ ̣p vào kết toán vât tư bộ phâ ̣n giao dich NH gộp với kế toán tiền lương để tinh giảm biên chế. Trong khi đó bộ phâ ̣n tài chính dự án sẽ được thành lập và gộp vào bộ phâ ̣n kế hoa ̣ch tài chính để quản lý hiệu quả cho việc thực hiện các dự án cũng như chuẩn bị kỹ càng cho việc cổ phần hóa.
Sơ đồ 4.1: Cơ cầu phòng tài chính kế toán đề xuất
Để thực hiê ̣n được mô hình này cần thực hiện mô ̣t số biê ̣n pháp:
Một là, Mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán, kỹ năng về quản trị tài chính cho các đối tượng là kế toán, cán bộ tài chính của các đoạn quản lý.
Hai là, Thường xuyên giáo dục chính trị, quan điểm, lập trường, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm tính trung thực,
Vị trí công tác TCB ĐH CĐ TC
Giao dich NH và
kt tiền lương 2 2
KT vật tư, kt nô ̣i
bộ 1 1
Vị trí công tác TCB ĐH CĐ TC
Kế hoạch tc và
tc dự án 2 1 1
Thủ quỹ, thủ
kho 1 1
Phó phòng 1
(phụ trách bộ phận)
Phó phòng 2
(phụ trách bộ phận)
khách quan và trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ và vận mệnh của Đoạn QLĐTNĐ số 4. Một vấn đề có tính lôgic là toàn bộ quá trình phản ánh, tính toán và trình bày dữ liệu dưới các dạng báo cáo tài chính, báo cáo thường niên… sẽ trở thành nguồn số liệu đầu vào của quá trình phân tích tài chính và ra quyết định tài chính tiếp sau; nếu chất lượng của quá trình trước bảo đảm chính xác, khách quan thì quá trình sau mới bảo đảm có nhận định chính xác…
Ba là, Nắm chắc năng lực, kỹ năng của từng cán bộ, nhân viên để có phương án bố trí sắp xếp hợp lý, sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ. Tạo môi trường làm việc thuận lợi, dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong quá trình tổ chức phân tích tài chính và ra quyết định tài chính.
Bốn là, Bản thân mỗi cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích phải chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức mới, phương pháp, phần mềm phân tích tài chính và ra quyết định tài chính hiện đại, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu phân tích tài chính và ra quyết định tài chính trong tình hình mới. Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là tự học, bên cạnh đó cũng cần chú ý lựa chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất để đào tạo chính quy, tạo tiềm lực khoa học và đầu tàu trong công tác.
Năm là, Trong công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán cần chú trọng yếu tố chuyên môn và phẩm chất, đạo đức. Mỗi vị trí tuyển dụng cần bảo đảm tính khách quan, phù hợp với yêu cầu công tác. Muốn vậy, BLQ Đoạn cần phải xây dựng được bản mô tả công việc, yêu cầu và tiêu chuẩn cho từng vị trí, trong đó ưu tiên những người có kinh nghiệm hoặc kỹ năng phân tích tài chính và ra quyết định tài chính.
Sáu là, Để duy trì, khuyến khích và thu hút được những người có năng lực phục vụ và gắn bó lâu dài với Đoạn QLĐTNĐ số 4, thì một vấn đề mà BQL Đoạn phải thực hiện là hoàn thiện cơ chế trả lương, thưởng, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến cho đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích tài chính và ra quyết định tài chính.