Phương hướng phát triển Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 99 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.1. Phương hướng phát triển Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4

* Chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần đến năm 2020

Để tiến trình cổ phần hóa của Cục ĐTNĐ Việt Nam được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn cần:

- Thứ nhất, tập trung vào việc quán triệt chủ trương cổ phần hóa, đề cao trách nhiệm trong thực hiện cổ phần hóa, đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong cổ phần hóa.

- Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách thực hiện cổ phần hóa, xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa khép kín, tăng lượng cổ phần hóa bán ra ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỉ lệ sở hữu vốn lớn hơn.

- Thứ ba, tiếp tục cải tiến quy trình cổ phần hóa và gắn với quá trình cải cách hành chính. Có biện pháp kiên quyết đối với những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh, có hành vi cản trở hoặc trậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa.

- Thứ tư, đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức bán cổ phần.

- Thứ năm, khẩn trương ban hành mới và hoàn thiện các cơ chế quản lý sau cổ phần hóa, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

- Thứ sáu, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong công ty cổ phần hóa

* Sử dụng đúng, hiệu quả các nguồn chi

- Thứ nhất, đối với nguồn chi thường xuyên, Đoạn sẽ thực hiện đầy đủ theo đúng khối lượng và dự toán được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt, trên cơ sở đảm bảo các thủ tục theo quy định: từ khâu giao kế hoạch, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình được thực hiện chặt chẽ,

+ Các phương tiện, thiết bị luôn được sử dụng đúng mục đích; sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ giúp nâng cao tuổi thọ của phương tiện, thiết bị được cấp;

+ Công tác sơn màu, bảo dưỡng báo hiệu thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đủ khối lượng theo dự toán được duyệt;

+ Công tác nội vụ, vệ sinh công nghiệp được thực hiện nghiêm túc ở hầu hết các đơn vị trong Đoạn.

- Thứ hai, đối với nguồn chi phí không thường xuyên, Đoạn sẽ thực hiện theo đúng quy định, trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập phương án, dự toán, nghiệm thu, thanh quyết toán và thực hiện kiểm toán độc lập sau khi công trình hoàn thành đối với tất cả các hạng mục công trình có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản.

* Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

Hệ thống sông ngòi ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa, hành khách trong khu vực và sang các nước bạn. Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa cần:

- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATGT đường thủy trong mọi tình huống, quyết tâm không để xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nào do lỗi của đơn vị quản lý gây ra.

- Triển khai, củng cố và duy trì hệ thống báo hiệu trên tuyến đúng, đủ vị trí, đảm bảo chất lượng, màu sắc, ánh sáng, nhằm phát huy tác dụng tốt nhất;

- Thực hiện cuộc vận động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước" các phương tiện vận tải thủy tham gia giao thông thông suốt, an toàn, có trật tự, nền nếp, luồng lạch… Hay như mô hình "Bến khách ngang sông văn hóa, văn minh, an toàn", từng chủ đò được tập huấn, hướng dẫn phục vụ nhân dân lên, xuống đò, thực hiện các biện pháp an toàn.

- Triển khai các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và kiên quyết kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông. Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác trong chỉ giới được cấp phép; đăng ký số lượng, chủng loại, biển hiệu các phương tiện tàu thuyền khai thác cát sỏi của đơn vị và đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng của công nhân vận hành khai thác với Ủy ban Nhân dân các xã có mỏ và các cơ quan chức năng liên quan.

+ Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cát phải thực hiện nghiêm quy định, chỉ khai thác từ 6 giờ đến 18 giờ, không khai thác ban đêm; cung cấp hồ sơ giấy phép khai thác, bản đồ khu vực khai thác cho địa phương và các cơ quan liên quan; nghiêm cấm khai thác, neo đậu tàu thuyền tại các khu vực xung yếu và các vị trí kè tại trên các tuyến sông..

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, chính quyền địa phương tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường thủy nội địa tới mọi đối tượng tham gia giao thông đường thủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)