Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong luận văn, phương pháp phân tích số liệu đặc biệt quan trọng để phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính của Đoạn QLĐTNĐ số 4 trong chương 3, cụ thể: Số liệu sau khi đã được tổng hợp và xử lý, sẽ được xây dựng thành các bảng biểu theo từng nội dung: Dự toán thu, dự toán chi, chấp hành thu, chấp hành chi, quyết toán thu, quyết toán chi,…Các chỉ số này ngoài việc được mô tả theo giá trị tuyệt đối, còn được mô tả bằng cách so sánh giữa các năm, giữa dự toán và thực tế thu chi,…để thấy được sự thực trạng công tác quản lý tài chính tại Đoạn QLĐTNĐ số 4.

Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được thu thập từ các báo cáo tài chính, sẽ được lập bản và phân tích nhằm phản ánh hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng quản lý tài chính của Đoạn.

Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả và phản ánh một cách đầy đủ và khách quan thực trạng việc quản lý tài chính (quản lý thu, chi, quyết toán...) của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 một cách khoa học.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động của việc quản lý tài chính quả các năm (quản lý thu, chi, quyết toán, tình hình lợi nhuận...) của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4.

So sánh số tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

So sánh giữa các năm, so sánh giữa các bộ phận trong tổng thể. Thực hiện thông qua việc sử dụng ty số, số bình quân.

Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh về công tác dự toán, công tác chấp hành thu, chấp hành chi... qua các năm, so sánh giữa thu, chi thực tế với dự toán... của Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 55)