Vai trò của quản lý tài chính đối với hoạt động của ĐVSN công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Vai trò của quản lý tài chính đối với hoạt động của ĐVSN công lập

Quản trị tài chính đối với hoạt động của ĐVSN công lập có vai trò to lớn đối với ĐVSN cũng như Nhà nước. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động của ĐVSN.

Trong quá trình hoạt động của ĐVSN thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động thường xuyên của ĐV cũng như cho hoạt động đầu tư phát triển. Vai trò của quản lý tài chính trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức sử dụng nguồn vốn hợp lý cho các hoạt động của ĐVSN.

Thứ hai: Tiết kiệm và hiệu quả trong việc quản lý tài chính.

Do hoạt động của các ĐVSN rất đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và theo đuổi không chỉ mục tiêu riêng, mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên quản lý tài chính khá phức tạp, thường được quy định cụ thể cho từng ngành. Trong điều kiện kinh tế thị trường, yêu cầu về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các ĐVSN là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa. Bên cạnh các khoản chi của ngân sách nhà nước đối với các ĐVSN, các đơn vị này còn có nguồn thu nhập từ chi trả của dân cư. Quản lý tốt tài chính

sách nhà nước, mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm.

Thứ ba: Nhà nước có thể giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động của

ĐVSN.

Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, tài chính biểu hiện tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Thông qua quản lý tài chính, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá được chất lượng hoạt động của chúng. Tài chính còn biểu hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị. Thông qua quản lý tài chính, chủ thể quản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu.

Quản lý tài chính ở các ĐVSN cũng có vai trò quan trong như thế .Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý nhà nước có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của ĐVSN, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong hoạt đông, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với thực tế.

Thứ tư: Ngăn ngừa tham nhũng trong xã hội

Ngoài ra Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các ĐVSN liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân. Do đó, nếu tài chính của các ĐVSN được quản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nước.

Thứ năm: Bổ trợ cho sự phát triển của các lĩnh vực khác

Ngoài ra, quản lý tài chính các ĐVSN còn cung cấp thông tin để tái cơ cấu hoạt động cung cấp dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... trong tương quan với sự cạnh tranh của khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4 (Trang 29 - 30)