2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập từ nguồn bên trong Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai gồm các tài liệu liên quan tới VHDN và xây dựng VHDN: các nghiên cứu đi trước liên quan tới đề tài, các tài liệu của phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, …
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thu thập các số liệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai bao gồm các số liệu về tình hình tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, số liệu về tình hình nhân lực của chi nhánh, các quy định nội quy chi nhánh và cấu trúc văn hóa của chi nhánh.
Dữ liệu thứ cấp ở luận văn cũng được thu thập và tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đến VHDN từ nguồn bên ngoài như: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, internet, các văn bản liên quan đến VHDN của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ban ngành các cấp liên quan.
2.2.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng... Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của KH, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu.
Để có đánh giá chính xác về thực trạng về thực trạng VHDN, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát người lao động và KH đến giao dịch tại chi nhánh NH. Tác giả sử dụng bảng hỏi để khảo sát (1) cán bộ, nhân viên của BIDV Lào Cai, và (2) KH đến giao dịch tại BIDV Lào Cai.
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo những thông tin tin cậy phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu.
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên các thành tố VHDN, mỗi thành tố bao gồn các câu hỏi xác nhận mức cảm nhận về cấp độ thứ 1, cấp độ thứ 2 của VHDN và các nghiên cứu trước có liên quan.
Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, ban lãnh đạo, cán bộ CNV và trực tiếp phỏng vấn thử để kiểm tra cả về hình thức cũng như nội dung phiếu khảo sát.
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo sát. Xác định được mức độ cảm nhận về VHDN thông qua các câu hỏi mở.
Với mẫu điều tra là cán bộ nhân viên BIDV Lào Cai
Nội dung khảo sát
của chi nhánh thông qua đánh giá mức cảm nhận về các thành tố VHDN và mong muốn của CBNV về mô hình VHDN.
Cỡ mẫu
Do biết được tại thời điểm khảo sát, tổng thể là 105 nhân viên, sai số tiêu chuẩn 5% nên áp dụng công thức tính cỡ mẫu như sau: N = N / (1 + N(e)2)
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn.
Tuy nhiên với số mẫu nhỏ 105 nhân viên, do vậy tác giả tiến hành điều tra với toàn bộ cán bộ nhân viên.
Nhân khẩu học
Đối với cấp lãnh đạo, tác giả lấy ý kiến 08 người, gồm 04 lãnh đạo cấp cao và 04 trưởng phòng, phó phòng. Đối với ý kiến cán bộ công nhân viên đang làm việc tại chi nhánh: số mẫu đại diện là 97.
Bảng 2.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát
TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát Cơ cấu (%)
1 Phân bố nhân sự Nhân viên 97 92,4 Lãnh đạo 8 7,6 2 Giới tính Nam 49 46,7 Nữ 56 53,3 3 Tuổi < 30 tuổi 50 47,6 Từ 30 – 45 tuổi 45 42,9 >45 tuổi 10 9,5
4 Thâm niên công tác
< 1 năm 14 13,3 Từ 1 đến 3 năm 36 34,3 Từ 3 đến 5 năm 24 22,9 Từ 5 đến 10 năm 18 17,1 > 10 năm 13 12,4 5 Tổng cộng 105 100
Với mẫu điều tra là khách hàng tại BIDV Lào Cai
Nội dung khảo sát
Với KH, hệ thống câu hỏi tập trung vào cảm nhận của KH các giá trị văn hóa hữu hình và các giá trị được tuyên bố và quan niệm chung thông qua những lần KH đến giao dịch tại BIDV Lào Cai. Thông qua điểm được cho, tác giả có thể có tổng hợp được đánh giá khách quan của KH về VHDN của BIDV Lào Cai.
Cỡ mẫu
Với Khách hàng, tác giả tiếp cận và điều tra bảng hỏi với cả đối tượng KH cá nhân và KH doanh nghiệp đến giao dịch tại chi nhánh BIDV Lào Cai.
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có 35 lượt KH cá nhân và 26 lượt KH đến làm việc với chi nhánh, nên tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát với 81 khách hàng. Tuy nhiên, sau khi phát phiếu và thu về, chỉ có 30 phiếu là hợp lệ, bao gồm đầy đủ thông tin và trả lời đầy đủ câu hỏi.
Như vậy, kích cỡ mẫu điều tra với khách hàng là 30 người.
Nhân khẩu học
Trong tổng số 30 phiếu hợp lệ thu được thì số lượng khách hàng cá nhân là 19 chiếm tỷ lệ 63,33%, khách hàng DN là 11, chiếm tỷ lệ 36,67%. Trong số khách hàng DN thì số lượng Công ty tư nhân là lớn nhất (6 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 20% trên tổng số khách hàng điều tra), sau đó đến công ty cổ phần, công ty TNHH và cuối cùng là DN Nhà nước. Điều này cũng phù hợp với thực tế các DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, khi mà phần lớn các DN mới thành lập và đăng ký kinh doanh chủ yếu là Công ty tư nhân.
Giới tính và độ tuổi của khách hàng:
Qua phân tích cho thấy đặc điểm chung của người được phỏng vấn là tỷ lệ nam giới khá cao (21 khách hàng chiếm tỷ lệ 70%).
Về độ tuổi, khách hàng có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,33%), tiếp theo là độ tuổi từ 20-30 (26,67%) và khách hàng có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%).
Trong số 30 khách hàng được hỏi thì có 21 khách hàng đã giao dịch trên 3 lần tại chi nhánh BIDV Lào Cai, chứng tỏ chi nhánh có lượng khách quen tương đối lớn.
Bảng 2.2. Thông tin chung về khách hàng điều tra
TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát Cơ cấu (%)
1 Đối tượng khách hàng Khách hàng cá nhân 19 63,33 Khách hàng doanh nghiệp 11 36,67 Trong đó: - DNNN 1 3,33 - Công ty TNHH 2 6,67 - Công ty cổ phần 2 6,67 - DNTN 6 20,00 2 Giới tính Nam 21 70,00 Nữ 9 30,00 3 Tuổi Từ 20 - 30 tuổi 8 26,67 Từ 31 - 40 tuổi 13 43,33 Từ 41 - 50 tuổi 6 20,00 Trên 50 tuổi 3 10,00
4 Số lần giao dịch tại chi nhánh
Lần đầu tiên 1 3,33
2 lần 3 10,00
3 lần 5 16,67
Nhiều hơn 3 lần 21 70,00
5 Tổng cộng 30 100,00
(Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)