Giải pháp hoàn thiện các giá trị tuyên bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam chi nhánh lào cai​ (Trang 110 - 112)

Như ta đã biết niềm tin chính là động lực quan trọng của con người trong mọi hành động. Chính vì vậy, xây dựng niềm tin của mỗi thành viên vào DN luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược về xây dựng nguồn nhân lực cho BIDV Lào Cai. Muốn xây dựng được niềm tin cho CBCNV thì trước hết phải tạo được sự an tâm trong công tác của mỗi thành viên Chi nhánh.

4.2.3.1. Khẳng định tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn BIDV: Đến năm 2020, BIDV sẽ trở thành một tập đoàn tài chính NH có uy tín, chất lượng, hiệu quả nhất Việt Nam; là nơi đầu tư tài chính lý tưởng cho các cổ đông, đỉnh cao của sự chuyên nghiệp hóa các nhà quản trị, là một trong Top 10 NH nổi tiếng nhất châu Á.

Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – NH hiện đại, tốt nhất cho KH; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề

nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là NH tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

4.2.3.2. Về triết lý kinh doanh

BIDV Lào Cai cần khẳng định giá trị cốt lõi của một chi nhánh NH trực thuộc BIDV Việt Nam, gồm: hướng đến KH, đổi mới phát triển, chuyên nghiệp sáng tạo, chất lượng tin cậy và trách nhiệm xã hội.

4.2.3.3. Về việc tuân thủ các quy tắc trong bộ quy chuẩn BIDV

Để hình thành một nền tảng văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các DN thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho DN phải tuân theo.

Với mục tiêu cùng các chi nhánh khác trong hệ thống xây dựng nên một BIDV phát triển bền vững, BIDV Lào Cai cần thực hiện áp dụng 2 bộ quy chuẩn về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, bao gồm các quy chuẩn chung về ứng xử trong quá trình hoạt động tác nghiệp cũng như khi làm việc, quảng bá, tiếp thị.

Bên cạnh đó BIDV Lào Cai cần cụ thể hóa hơn các quy chuẩn về phong cách làm việc và phong cách giao dịch của CBCNV, từ quy định về trang phục, thời gian làm việc, biển tên, trật tự kỷ cương, thái độ trong công việc, giao tiếp ứng xử, phối hợp công tác, đến tác phong khi giao dịch, phục vụ, tư vấn cho KH.

Chi nhánh cũng cần tuân thủ và xây dựng văn hóa đặc trưng của BIDV, trong đó bước đầu chú trọng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, cung cách làm việc chuyên nghiệp, làm đúng phương châm xem KH là trung tâm.

Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộ nhân viên đối với KH. Nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch NH khi tiếp xúc trực tiếp với KH. Trong hoạt động kinh doanh NH, nếu như chất lượng dịch vụ là mục tiêu quan trọng mà mỗi NH hướng tới, thì khả năng giao tiếp chính là những công cụ đưa sản phẩm đó đến với KH. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng nhất định của KH đối với NH, quyết định đến việc họ trở thành KH của NH. Như vậy, giao tiếp của cán bộ NH tác động trực tiếp đến tiến trình quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của KH và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Chính vì vậy, nâng

cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch là một việc cần phải thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam chi nhánh lào cai​ (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)