Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long​ (Trang 33 - 36)

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998 phần nào ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng. Đứng trước tình hình đó,

Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách thúc đẩy sự phát triển của thẻ tín dụng để góp phần kích thích tăng trưởng thông qua tăng tổng cầu, bao gồm: Bãi bỏ quy định về trần hạn mức rút tiền mặt; Luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ; Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng; Khuyến khích thanh toán bằng thẻ thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng (áp dụng cho cả chủ thẻ và ĐVCNT). Nhờ những chính sách khuyến khích này mà thị trường thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh, vượt qua được cuộc khủng hoảng. Năm 2008, số lượng thẻ tín dụng toàn thị trường đạt trên 100 triệu thẻ, trong đó có 96 triệu thẻ cá nhân và 4,3 triệu thẻ công ty, thẻ ghi nợ hầu như không phát triển kể cả thẻ ghi nợ Quốc tế. Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc sở hữu 4 thẻ tín dụng. Tương ứng với số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ cũng rất lớn, đạt 381.000 tỷ KRW năm 2008 (khoảng 350 tỷ USD), trong đó chi tiêu bằng thẻ tín dụng chiếm tới 53% tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc. Số lượng ĐVCNT được phát triển trên toàn thị trường đạt 16 triệu đơn vị. Hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến qua Internet rất phát triển tại Hàn Quốc.

Về cơ cấu doanh thu của hoạt động thẻ: Doanh thu từ phí chiết khấu ĐVCNT chiếm 42,5%, đứng thứ hai là doanh thu từ dịch vụ ứng tiền mặt với 19,4%. Hình thức cho vay thông qua thẻ tín dụng cũng mang lại 14,1% doanh thu cho hoạt động thẻ tín dụng. Phần còn lại là các khoản thu từ lãi, phí thưởng niên và các khoản phí khác. Mức phí chiết khấu ĐVCNT hiện nay trên thị trường thẻ Hàn Quốc trung bình là 2,14% áp dụng cho cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Tuy nhiên xu hướng đang giảm dần do áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Mức phí chiết khấu ĐVCNT ở Hàn Quốc khá cao vì hiện mức phí chiết khấu ĐVCNT tại Việt Nam mức phí cũng chỉ khoảng 1,5-2,2%.

Việc thanh toán thẻ tại thị trường Hàn Quốc chỉ được phép thực hiện bằng đồng KRW, không được phép sử dụng các đồng tiền khác. Do số lượng thẻ phát hành tại thị trường Hàn Quốc quá lớn, nên các giao dịch của thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, Master Card phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng nội địa xử lý, không thông qua TCTQT. Như vậy, toàn bộ phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho TCTQT. Do vậy, hoạt động thẻ ngân hàng tại Hàn Quốc mang lại lợi nhuận cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ.

Về cơ chế thanh toán thẻ tín dụng: Ở Hàn Quốc, hình thức thanh toán thẻ tín dụng theo từng phần rất phát triển, cho phép chủ thẻ chia khoản chi tiêu làm nhiều phần bằng nhau và trả dần gốc và lãi cho ngân hàng. Các chủ thẻ được phép lựa chọn và thay đổi hình thức thanh toán rất linh hoạt cho từng khoản chi tiêu, phù hợp với tình hình tài chính bằng cách đăng ký tại EDC khi thanh toán hoặc liên hệ với tổ chức phát hành thẻ.

Tại Hàn Quốc, các công ty, tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, Lotte,... đều phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Hiện dẫn đầu thị trường thẻ Hàn Quốc là Shinhan Bank với 24,3% thị phần với 92.400 tỷ KRW (khoảng 85 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ. Đặc điểm nổi bật là việc phê duyệt phát hành thẻ tín dụng tại thị trường Hàn Quốc rất thuận lợi do cơ chế theo dõi và quản lý thông tin khách hàng rất rõ ràng và minh bạch. Trung tâm thông tin tín dụng của Hàn Quốc (Credit Bureau) được thành lập từ năm 2002 để cung cấp các dữ liệu phát hành thẻ tín dụng cho các Ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ. Bên cạnh đó Chính phủ Hàn Quốc cũng đã phát triển được hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục, các tổ chức phát hành thẻ có thể truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng. Nhờ vậy, các tổ chức phát hành thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động phát hành thẻ cho khách hàng.

Ngoài ra, lĩnh vực thẻ còn góp phần làm tăng tính minh bạch của các giao dịch tài chính, tăng nguồn thu của Chính phủ từ thuế, tăng giá trị tiền gửi, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực liên quan trực tiếp và gián tiếp, đặt nền móng cho một thời kỳ phát triển mới của ngành tài chính. Đến nay ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn khẳng định được vị thế trên trường quốc tế cũng như manglại những lợi ích cho nền kinh tế, hiện tại ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn đứng ví trí thứ 2 (sau thị trường Mỹ). Rõ ràng, thị trường thẻ Hàn Quốc thực sự phát triển và có nhiều đóng góp to lớn cho cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó một yếu tố quan trọng cho sự thành công của thị trường thẻ Hàn Quốc chính là nhờ các chính sách mạnh mẽ và linh hoạt của Chính phủ đối với hoạt động thẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)