CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.4 Hoạt động huy động vốn
GPBANK Thăng Long chủ yếu huy động vốn bằng các giấy tờ có giá như tiền gửi từ các tồ chức và tiền gửi của dân cư, kỳ phiếu, trái phiếu... Trong điều kiện cạnh tranh về nguồn vốn giữa các Ngân hàng, chi nhánh đã kết hợp nhiều biện pháp linh hoạt phù hợp; phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng, chính sách phân đoạn khách hàng
để đẩy mạnh công tác huy động vốn đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn huy dộng của chi nhánh đã có sự tăng trưởng cao góp phần khơng nhỏ vào nguồn vốn hệ thống GPBANK .
Bảng 3.2 Tổng nguồn huy động vốn của GPBANK Thăng Long 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung 2016 2017 2018
Tổng nguồn huy động vốn. Trong đó: 2.109 2.708 3.519 * Cơ cấu huy động vốn theo khách
hàng
- Cá nhân, hộ gia đình 519 481 976
- Tổ chức kinh tế 611 702 984
- Định chế tài chính 319 425 359
* Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 423 685 744
- Ngắn hạn 537 325 485
- Trung dài hạn 449 484 533
* Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
- VNĐ 387 685 697
- Ngoại tệ 222 224 232
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - GPBANK Thăng Long) Về quy mô huy động vốn:
Đến 31/12/2017, huy động vốn đạt 2.708 tỷ đồng, tăng 599 tỷ (tăng 11,72%) so với đầu năm, tăng cao so với tốc độ tăng trưởng 2 năm gần nhất (2015: tăng 9,0%; 2016: tăng 10,2%),
- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 đạt 3.519 tỷ đồng, tăng 1.451 tỷ đồng (tăng 20,46%) so đầu năm, Sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động phần lớn do tình hình kinh tế đã ổn định và hoạt động các ngân
hàng thương mại nói chung đã có nhiều biến chuyển tích cực, việc huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khơng cịn khó khăn như trước.
• Về cơ cấu huy động vốn
- Cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn (chiếm từ 52,3% đến 64,2% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh), sau đó là đến nguồn huy động của tổ chức kinh tế và định chế tài chính; Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm từ 61,4% đến 69% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh), sau đó là đến nguồn vốn không kỳ hạn và dài hạn;Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ: huy động từ đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm từ 85,9% đến 91,4% trong tổng nguồn huy động vốn), sau đó là đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
• Tỷ trọng huy động vốn của GPBANK Thăng Long so với toàn hệ thống liên tục giảm qua từng năm. Tỷ trọng huy động vốn của GPBank Thăng Long so với toàn hệ thống được thể hiện tại Bảng 3.3:
Bảng 3.3: Huy động vốn của GPBank Thăng Long so với toàn hệ thống
Đơn vị:tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018
Toàn hệ thống 116.726 122.212 132.580
GPBank Thăng Long 2.109 2.708 3.519
Tỷ trọng GPBank Thăng Long so với toàn hệ thống 1,23% 1,14% 1,20%
(Ngn: Phịng kế hoạch tổng hợp — GPBank Thăng Long)
Nhìn chung, thị phần huy động vốn của GPBank Thăng Long so với toàn hệ thống giảm qua từng năm nhưng với tỷ lệ biến động thấp. Năm 2016 tỷ trọng huy động vốn của GPBank Thăng Long chiếm 1,23% so với toàn hệ thống, đến năm 2017 chiếm 1,14% và năm 2018 là 3,01%. Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với tốc độ
tăng trưởng huy động vốn của GPBank Thăng Long. Năm 2017, huy động vốn của toàn hệ thống đạt 122.212 tỷ đồng, tăng 5.486 tỷ đồng (tăng 20.51%) so với năm 2016. Năm 2018, huy động vốn toàn hệ thống đạt 132.580 tỷ đồng, tăng 10.368 tỷ đồng (tăng 57,82%) so với năm 2017. Mặc dù năm 2018, huy động vốn của GPBank Thăng Long tăng 3.811 tỷ đồng (tăng 66,77%) và là một trong các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng huy động vốn tốt nhất hệ thống. Vì vậy, mặc dù huy động vốn tăng trưởng tốt nhưng tỷ trọng huy động vốn của GPBANK Thăng Long so với tồn hệ thống khơng cải thiện.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của GPBank Thăng Long tăng trưởng qua các năm.
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của GPBank Thăng Long
Đơn vị:tỷ đồng
Chi tiêu 2016 2017 2018
Thu nhập từ hoạt động kính doanh 60,2 65,5 81,5
Chi phí hoạt động 30,2 32,5 38,5
Lợí nhuận trước thuế 63 65 75
Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người 0,894 0,903 1,032
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp — GPBANK Thăng Long)
Lợi nhuận của GPBank Thăng Long tăng trưởng qua các năm, Năm 2017 tăng 3,97% so với năm 2016, năm 2018 tăng 24,4% so với năm 2017. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của chí phí hoạt động qua các năm ln ở mức phù hợp so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, GPBank Thăng Long đã có sự quản lý rất tốt trong việc phát động các phong trào tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực hoạt động. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người liên tục được cải thiện qua từng năm: năm 2017 lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 0,903 tỷ đồng, tăng
1,01% so với năm 2016; năm 2018 lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 1,032 tỷ đồng, tăng 14,28% so với năm 2017.