Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 27 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

1.1.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã a. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực. Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… của nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn là quan trọng bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của một con người.[2]

Theo Đỗ Văn Phức, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khỏe, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực do trình độ phát triển kinh tế xã hội và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của chính phủ quyết định.[13]

b. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn

Khi đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thế nào là chất lượng của đội ngũ cán bộ. Chất lượng của đội ngũ cán bộ được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác của họ.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay thấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước, pháp luật v.v...; độ tuổi; thâm niên công tác v.v...

Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao.

Công vụ là một hoạt động gắn liền với công chức, là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; thi hành pháp luật - đưa pháp luật vào đời sống; quản lý và sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.

c. Khái niệm về nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã

Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã là quá trình tạo ra sự biến đổi về chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã về mặt thể lực và trí lực, kỹ năng chuyên môn, phẩm chất và nhân cách để đáp ứng những đòi hỏi của kinh tế, văn hóa, xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

1.1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

a. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính

Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế, cán bộ công chức cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Do đó, nếu đội ngũ cán bộ công chức sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp

xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi". Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở". Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở.

b. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có vai trò quyết định trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Xây

dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám

làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý". Chương trình tổng thể cải cách nền

hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là một trong bảy chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

c. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cần đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ để bắt kịp xu thế phát triển hiện nay

Theo nghị định số: 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn của Chính phủ quy định tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã là:

- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đa số cán bộ công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt,

trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch, chưa thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở; có dấu hiệu, tư tưởng cơ hội, ý thức kỷ luật kém gây mất đoàn kết nội bộ; tinh thần tự phê bình và phê bình còn thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mặt khác, tỉ lệ cán bộ công chức chưa đạt chuẩn còn cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến tháng 12/2012, số lượng và chất lượng cán bộ công chức ở nước ta như sau:

- Về đội ngũ cán bộ cấp xã, cả nước có 145.112 cán bộ chuyên trách. Trong đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 27.571 người (chiếm 19%); số cán bộ nữ là 24.959 người (chiếm 17,2%). Về trình độ chuyên môn, số cán bộ chưa qua đào tạo có 45.071 người (chiếm 31,06%); trình độ sơ cấp là 9.375 người (chiếm 6,46%); cao đẳng là 6.095 người (chiếm 4,20%) và đại học là 32.142 người (chiếm 22,15%). Về trình độ lý luận chính trị, số người chưa qua đào tạo là 25.571 người (chiếm 17,46%); trình độ sơ cấp là 23.639 người (chiếm 16,29%); trung cấp 89.244 người (chiếm 61,5%) và cao cấp là 6.893 người (chiếm 4,75%).

- Đội ngũ công chức cấp xã có 111.496 người. Trong đó, số công chức người dân tộc thiểu số là 17.728 người (chiếm 15,9%), số công chức nữ là 28.097 người (chiếm 25,2%). Về trình độ chuyên môn: có 8.507 công chức (chiếm 7,63%) chưa qua đào tạo chuyên môn; công chức có trình độ sơ cấp là 2.409 người (chiếm 2,16%); trung cấp là 66.251 người (chiếm 59,42%); cao

đẳng là 6.790 người (chiếm 6,09%) và trình độ đại học là 27.539 người (chiếm 24,7%). Về trình độ lý luận chính trị, số công chức chưa qua đào tạo là 46.082 người (chiếm 41,33%); trình độ sơ cấp là 23.481 người (chiếm 21,06%); trung cấp là 41.119 người (chiếm 36,88%) và trình độ cao cấp là 814 người (chiếm 0,73%).

Qua số liệu trên cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở nước ta còn thấp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã là việc làm rất cần thiết hiện nay.

1.1.2.3. Nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức a. Thể lực

Sức khỏe vừa là mục tiêu vừa là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về mặt thể chất lẫn tinh thần. Theo tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Sức khỏe con người chịu tác động bởi nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Nhờ thể lực tốt, con người có thể tiếp thu nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng trong quá trình giáo dục. Việc chăm sóc tốt sức khỏe làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai bằng việc kéo dài tuổi lao động. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển, nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khỏe mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Trí lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người công chức. Chính trí lực quyết định hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức.

Để đánh giá trí lực của người cán bộ công chức có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

+ Trình độ văn hóa: là nền tảng cho nhận thực, tiếp thu đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đó là những kiến thức mà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không có chuyên môn, nghiệp vụ chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết tùy tiện chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao thậm chí còn mắc sai lầm.

+ Trình độ quản lý hành chính Nhà nước: quản lý Nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức nên các quan hệ xã hội. Để thực hiện được các hoạt động này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước thì mới có được những kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao

c. Tâm lực

- Về phẩm chất đạo đức

Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, , nó là cái “gốc” của người cán bộ. Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở phải tạo lập cho mình uy tín đối với nhân dân.

Người cán bộ, công chức, viên chức có đạo đức cách mạng phải là người hội tụ đủ năm đức tính đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Những đức tính đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)