5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã
Để phân tích đánh giá yếu tố tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tác giả đã tiến hành để các cán bộ công chức tự đánh giá qua 4 nội dung. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra được thể hiện ở bảng
dưới đây.
Bảng 3.9: Đánh giá về cơ chế tuyển dụng, phân công bổ nhiệm cán bộ công chức STT Nội dung Giá trị trung bình Ý nghĩa
1 Cơ chế tuyển dụng công khai, minh bạch 4,29 Rất tốt 2 Cơ chế bầu cử rõ ràng, minh bạch, công khai 4,35 Rất tốt 3 Công việc phù hợp với năng lực bản thân và
chuyên ngành đào tạo 3,96 Tốt
4 Bổ nhiệm, luân chuyển, bố trí cán bộ đảm
bảo phù hợp với chuyên môn sở trường 4,41 Rất tốt
(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)
Kết quả từ bảng kết quả điều tra cho thấy phần lớn cán bộ điều tra tương đối đống ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình ý kiến đánh giá giao động từ 3,96 đến 4,41.
Nhìn chung công tác tuyển dụng, phân công bổ nhiệm cán bộ công chức trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương. Thực tế cho thấy trong một số trường hợp cá biệt khi lựa chọn cán bộ để đề bạt, bổ nhiệm còn thiếu dân chủ, công khai và chưa bảo đảm tiêu chuẩn nên sau khi được đề bạt, bổ nhiệm, một số cán bộ không phát huy được năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc được giao đạt thấp, thậm chí còn vi phạm khuyết điểm phải xử lý kỷ luật. Nạn chạy chức, chạy quyền có nguy cơ hiển hiện.