5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Về dân số và mật độ dân số: Dân số năm 2015 là 42.764 người, chiếm 10% dân số của cả tỉnh. Mật độ dân số năm 2015 là 15,96 người/km2, bằng 33,9% mật độ dân số của tỉnh.
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2015: 18,58‰, thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh 21,3‰).
- Về thành phần dân tộc: Trên địa bàn huyện có trên 11 dân tộc cùng
sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 22%, phân bố chủ yếu ở thị trấn Mường Tè và các xã Bum Nưa, Vàng San, Mường Tè; dân tộc La Hủ chiếm 27%, phân bố chủ yếu ở các xã Pa Ủ, Bum Tở, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ và Nậm Khao; dân tộc Hà Nhì chiếm 20,8%, phân bố chủ yếu ở xã Ka Lăng,Thu Lũm, Mù Cả; dân tộc Mông chiếm 14,6% phân bố ở xã Tà Tổng, Mù Cả; dân tộc Kinh chiếm 4,7% chủ yếu ở thị trấn Mường Tè; còn lại là các dân tộc khác trong đó có những dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, Si La.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện đã được cải thiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lao động chủ yếu trong ngành nông, lâm thủy sản. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (chiếm 35% tổng số lao động), chủ yếu là qua đào tạo nghề ngắn hạn, các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ tại hiện trường thông qua các mô hình trình diễn trong sản xuất nông nghiệp.
- Về giáo dục đào tạo: Quy mô và mạng lưới trường học tiếp tục được mở rộng, từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập; chất lượng giáo dục được nâng lên; giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến tích cực. Năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 60 trường với 779 phòng học, tổng số 13.977 học sinh. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, năm 2014 huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Về y tế: Hệ thống trạm y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, cơ sở vật chất phục vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân được tăng cường. Mạng lưới y tế huyện gồm 01 Trung tâm y tế thực hiện cả 2 chức năng dự phòng và khám chữa bệnh; 02 phòng khám đa khoa khu vực; tổng số 110 giường bệnh trên địa bàn huyện; 14 trạm y tế xã. Số lượng cán bộ y tế huyện được bổ sung, tăng cường, chất lượng chuyên môn, y đức của y, bác sỹ được nâng lên. Năm 2015, toàn ngành y tế huyện có 247 cán bộ, trong đó 30 bác sỹ, đạt 7 bác sỹ/10.000 dân, 50% xã có bác sỹ làm việc (bao gồm cả bác sỹ
làm việc định kỳ); tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng hoạt động đạt
89%.Các chương trình y tế dự phòng được triển khai, thực hiện sâu rộng và có hiệu quả. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc, bảo vệ trẻ em có chuyển biến rõ nét, đạt kết quả tích cực; việc sinh đẻ đã có sự chăm sóc của dịch vụ y tế; mức giảm tỷ lệ sinh 0,9‰, năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,73%; tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2015 là 23%.
3.1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã làm cho Mường Tè từ một huyện thuần nông kinh tế kém phát triển, đến nay Mường Tè đã có nhiều thay đổi, kinh tế có bước phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng,
Kinh tế tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khá, quy mô nền kinh tế tăng nhanh: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2015 ước đạt 378,79 tỷ đồng (giá 2010), gấp 1,59 lần so với năm 2006 (tỉnh gấp 3,4 lần). Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2006-2015 đạt 3,98 %/năm, trong đó:
- Giai đoạn 2013-2015 (giá 2010) tăng bình quân 12,9%/năm (tỉnh 9%/năm), tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản đạt 12,4%/năm, tăng
trưởng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng đạt 14,1%/năm, tăng trưởng GTSX ngành dịch vụ đạt 13,0%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: Năm 2015: nông, lâm nghiệp, thủy sản 43,0%, giảm 11,8% (tỉnh giảm 6,19%); công nghiệp-xây dựng 22,4%, tăng 4,1% (tỉnh tăng 7,68 %); dịch vụ 34,6%, tăng 7,7% (tỉnh giảm 2,83%) so với năm 2010.
Thu nhập bình quân đầu người tăng khá nhanh, năm 2015 đạt 15,2 triệu đồng (tỉnh ước đạt 13 triệu đồng), tăng 1,19 lần so với mức bình quân của tỉnh, và tăng 2,7 lần so với năm 2010 (tỉnh tăng gần 2 lần).