Giải pháp về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 89 - 92)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Giải pháp về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá

Tất cả các cơ quan, đơn vị phải tiến hành công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với cấp dưới. Thực hiện công tác giám sát, phòng ngừa, kiểm tra đầy đủ, kết luận rõ ràng, chặt chẽ, chính xác, giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo về cán bộ, công chức, về công tác quản lý cán bộ, công chức; để thực sự công tác kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành và quản lý của chính quyền để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Làm tốt công tác này chính là làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức để những con người ấy hết mình vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của huyện nhà để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Phải sâu sát đối tượng quản lý để có thể uốn nắn kịp thời sai sót mới phát sinh. Đó là cách bảo vệ cán bộ tốt nhất. Sâu sát cũng giúp phát huy những kinh nghiệm hay và những sáng tạo mới của cán bộ. Chúng ta không thể chấp nhận những hiện tượng quan liêu, lỏng lẻo và tùy tiện trong quản lý để đến khi phát hiện thì cán bộ đã lún sâu vào sai lầm đến mức nghiêm trọng, để mất cán bộ thực sự có năng lực. Đây là vấn đề rất thời sự và rất bức xúc trong Đảng cũng như trong quản lý của Nhà nước ta.

Kiểm tra, giám sát đánh giá là việc làm thường xuyên của các cấp ủy Đảng. Trong đánh giá phải làm rõ ưu, nhược điểm, mặt mạnh, mặt yếu và chiều hướng phát triển của cán bộ, đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và tính lịch sử cụ thể. Thực hiện phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm thêm quy định hiện hành.

Để thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, công chức chúng ta phải cần: - Phải thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nội dung về đánh giá cán bộ nhằm giải quyết, khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ chủ chốt cửa cơ sở.

- Thực hiện tốt nội dung, hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở về cơ bản cần tập trung làm rõ ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất là, căn cứ vào kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ hai là, căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ. Thứ ba là, căn cứ vào chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ. Bên cạnh đó hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt ở cơ sở cần tiến hành đánh giá cán bộ hàng năm và đánh giá cán bộ hết nhiệm kỳ đồng thời thực hiện đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ.

- Thực hiện các bước, các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ theo hướng mở rộng dân chủ thông tin đa chiều: bản thân tự đánh giá, người dân đánh giá, chi bộ đánh giá, chính quyền đánh giá. Cần có cơ chế mở rộng, dân chủ thu hút cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đánh giá cán bộ. Cần khắc phục quan niệm trước đây coi công tác đánh giá cán bộ là công việc nội bộ chỉ dành cho một số người được bàn và quyết định. Muốn mở rộng và phát huy dân chủ cần phải có chế độ cụ thể, thích hợp để động viên, bảo vệ quyền lợi cho những người trung thực, giám thẳng thắn đầu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm, bảo vệ lẽ phải, chân lý.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong việc đánh giá cán bộ về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của cán bộ đó cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao ở mức nào, tốt hay chưa tốt; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có năng động, sáng tạo không; khả năng tổ chức, điều hành và quản lý đối với đội ngũ cán bộ dưới quyền như thế nào?

- Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá cán bộ một cách sâu sắc. Từ đó nắm bắt được một cách khách quan, toàn diện tình hình của việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

- Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

- Cần thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh công chức đã đủ thời gian công tác hai năm. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên nắm được tình hình cán bộ, công chức về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, quan hệ với công dân, trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng cán bộ, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, thiếu trách nhiệm với dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 89 - 92)