5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã
Để phân tích đánh giá yếu tố đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tác giả đã tiến hành để các cán bộ, công chức tự đánh giá qua 3 nội dung. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.8: Đánh giá của cán bộ công chức cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng
STT Nội dung
Mức đánh giá trung
bình
Ý nghĩa
1 Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng 4,34 Rất tốt 2
Công tác đào tạo bồi dưỡng đảm bảo
theo nhu cầu công việc của CBCC 4,06 Tốt 3 Quy hoạch đề bạt công bằng hợp lý 4,41 Rất tốt
(Nguồn: kết quả tổng hợp số liệu điều tra)
Qua kết quả điều tra đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại các xã, thị trấn huyện Mường Tè ta có thể thấy cán bộ, công chức tương đối đồng ý với các tiêu chí đưa ra. Điểm trung bình đánh giá dao động từ 4,06 đến 4,41. Đây cũng thể hiện sự phù hợp bởi trong thời gian qua công tác đào tạo bồi dưỡng đã được quan tâm chú trọng hơn, lãnh đạo các cấp cũng tạo điều kiện để các cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Công tác đào tạo bồi dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vì vậy trong thời gian tới huyện Mường Tè cần tiếp tục duy trì công tác đào tạo bồi dưỡng và có biện pháp đẩy mạnh công tác này hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.