Giải pháp về công tác đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 86 - 88)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp về công tác đào tạo bồi dưỡng

Mường Tè là một huyện miền núi vùng cao biên giới với điều kiện kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn vì vậy điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế. Chính vì vậy nên trình độ chuyên môn cũng như chính trị của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại đây vẫn còn khá kém so với mặt bằng chung của cả nước. Trong thời gian Huyện cần chú ý tới công tác đào tạo bồi dưỡng, việc đào tạo, bồi dưỡng phải theo kế hoạch, chú ý trên các mặt: Chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học; chỉ đạo và phối hợp với các trung tâm trên địa bàn huyện để tổ chức đào tạo tập trung, tại chức; bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước.

Để hoàn thành tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ, công chức nằm trong quy hoạch, những cán bộ, công chức có năng lực phát triển cần được đào tạo.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ năng tin học văn phòng cho các cán bộ công chức trao đồi kinh nghiệm và học hỏi nâng cao trình độ.

- Riêng về trình độ học vấn, cần tập trung đầu tư bồi dưỡng, tập huấn các chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thì mới đảm bảo điều kiện tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.

- Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên cán bộ, công chức tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức. Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế để có kế hoạch đào tạo hợp lý.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng và các cơ sở giáo dục trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác nhau, như: tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày… Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước.

- Cần tiếp tục mở rộng mô hình đào tạo nguồn cho cán bộ dân tộc thiểu số thông qua hệ thống Trường dân tộc nội trú của tỉnh Lai Châu, trường thiếu sinh quân, theo phương thức đưa con em người dân tộc thiểu số vào học tập các lớp văn hóa ở trường này, sau đó căn cứ vào năng lực, kết quả học tập để tiếp tục đưa đi đào tạo chuyên môn thích hợp để trở về công tác tại cơ sở. Phối hợp với các quân khu lựa chọn những thanh niên người dân tộc thiểu số đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đưa đi đào tạo nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, ở đây kỹ năng giao tiếp và ứng xử đóng vai trò quan trọng; đầu tư chuẩn bị các bài tập xử lý tình huống trong thực tiễn, giúp học viên hình dung, nắm bắt được quy trình, các bước để xử lý trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 86 - 88)