5. Bố cục của luận văn
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
của cán bộ, công chức cơ sở đến môi trường làm việc của cơ quan hành chính cơ sở cũng như cách thức tổ chức công việc và chế độ, chính sách nhằm động viên, khuyến khích để có thể hăng say, nhiệt tình làm việc đạt hiệu quả cao.
Tóm lại: một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng là đội ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực và có khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương góp phần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cấp xã
Dựa trên cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.3.1. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công, chức cấp xã
Phần đông cán bộ cấp xã có trình độ học vấn thấp. Một số ít cán bộ là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn ở tình trạng chưa đọc thông, viết thạo. Một số không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lý hành chính - những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ chính mà họ đang đảm nhận. Đối với số cán bộ chủ chốt cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được chưa theo hệ thống, không đầy đủ, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên, nhưng những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hành chính, quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu cử. Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ chính quyền cấp xã không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ. Điều này có hạn chế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã chưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Trong thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ để học; người không cần đi học lại được cử đi học, người không cần đi học thì lại bị buộc phải đi học gây ra sự lãng phí không nhỏ. Đã có khá nhiều cán bộ cấp xã học xong không bố trí được công tác, phải nghỉ việc. Ngoài lãng phí tiền của, cái lãng phí lớn nhất là mất công đào tạo mà không làm tăng được số cán bộ có trình độ học vấn đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra. Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ. Đôi khi, việc đào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, nhận giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ. Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học hành chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, thái độ của các cán bộ được cử đi học cũng cần phải được nhìn nhận cho đúng. Cũng chính vì quan niệm công tác ở cấp xã phụ thuộc vào cơ chế Đảng cử, dân bầu không có tính ổn định lâu dài. Nên vẫn còn tình trạng cán bộ cấp xã từ chối đi đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, hoặc diễn ra Đại hội Đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn.
Do quan niệm chưa đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã, cho rằng nếu đưa đi đào tạo khi về công tác không trúng cử thì lãng phí nên công tác đào tạo cán bộ cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, kiến thức, chuyên môn được đào tạo nhiều khi chưa phù hợp với vị trí việc làm. Thông thường cứ chờ sau khi bầu cử xong, cán bộ cấp xã trúng cử mới được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.
1.1.3.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp xã đều thông qua cơ chế: Đảng cử, dân bầu và quá trình lịch sử để lại. Chính vì điều đó đã dẫn đến tình trạng, có khá đông cán bộ cấp xã
chưa được đào tạo qua bất cứ một chuyên môn nào. Đó là chưa kể đến có cả cán bộ công chức mới có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở. Bên cạnh đó, kết quả bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, dân cư ở địa phương. Yếu tố dòng họ trong nông thôn Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bầu cử. Còn đối với cán bộ chuyên trách và không chuyên trách thì việc tuyển chọn mặc dù đã có các tiêu chí cụ thể là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Do đó, có khá đông cán bộ chuyên trách mà không có trình độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ được giao.
Việc tuyển dụng cán bộ cấp xã hầu như chỉ dựa vào sự nhất chí của cấp ủy cơ sở và thẩm định qua hồ sở, lý lịch của cơ quan chuyên môn cấp huyện chứ không qua sát hạch thực tế. Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất dễ bị "lọt lưới" ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ.
1.1.3.3. Chế độ, chính sách và vị thế của người cán bộ công chức cấp xã
Đây là một yếu tố tác động rất nhiều đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Trước ngày 01/7/2003, cán bộ công chức cấp xã không được coi là công chức nhà nước. Mặc dù chính quyền cấp xã đã được Hiến pháp 1992 xác định là một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền của Nhà nước ta. Cán bộ cấp xã không được hưởng lương trong ngân sách nhà nước và lương thì gọi là phụ cấp được lấy từ ngân sách xã ra để chi trả. Đã có nhiều trường hợp, khi ngân sách xã quá thiếu thì khoản phụ cấp của các cán bộ cấp xã bị nợ lại. Thậm chí có xã nợ phụ cấp cán bộ xã hàng năm trời mới trả. Bên cạnh đó, hoạt động của chính quyền cấp xã cũng bị xem nhẹ. Có khá nhiều xã (nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa) chỉ làm việc buổi chiều, còn buổi sáng thì tham gia lao động sản xuất cùng gia đình. Từ năm 2010 trở lại đây khi thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP, vị thế và chế độ, chính sách đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn đối với đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt giữa cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên với cán bộ công chức cấp xã. Vị thế của người cán bộ cấp xã một thời gian khá dài bị xem nhẹ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Hầu như nếu có cơ hội được đi học ở các trường chuyên nghiệp thì rất ít có người quay trở về công tác tại xã. Trong khi đó, các cán bộ cấp xã khi được cử đi học nâng cao trình độ, thì xu hướng chung là tìm mọi cách để được chuyển công tác lên cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khi thấy có cán bộ cấp xã có năng lực, công tác tốt thì huyện cũng đưa lên công tác tại huyện. Đã có khá nhiều đồng chí cán bộ cấp xã công tác rất tốt ở cương vị Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, nhưng khi được đưa lên huyện làm cán bộ huyện thì hầu như không phát huy được sở trường của mình, nhiều người lại được đưa trở về địa phương, nhưng lúc này thì uy tín của họ đã không còn được như trước nữa và hầu như cũng không phát huy được năng lực.
Chế độ, chính sách và vị thế thấp của cán bộ cấp xã làm cho người cán bộ cấp xã không an tâm trong công tác, không có lòng nhiệt tình đối với công việc mà mình được giao, không có chí tiến thủ. Đồng thời, địa bàn cấp xã không có sức hút đối với những người có năng lực, có trình độ học vấn và nhất là đối với đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại cấp xã.
1.1.3.4. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có bước đổi mới, tiến bộ rõ nét. Phần lớn anh chị em đều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, vì thế tình hình cơ sở tương đối ổn định. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá phân loại đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm; quan liêu,
tham nhũng, tiêu cực phát sinh làm giảm sút chất lượng đội ngũ cán bộ chính