Đối với tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 93 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Đối với tỉnh Lai Châu

- Đối với các xã đặc biệt khó khăn trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã, thị trấn còn thấp như ở huyện Mường Tè thì dự án 600 là một dự án tạo nguồn cán bộ vô cùng quan trọng. UBND tỉnh cần thực hiện dự án, các văn bản chỉ đạo cụ thể về bố trí, quy hoạch số cán bộ cho đề án 600. Tỉnh cần đặt vấn đề bố trí, sắp xếp công việc cho các cán bộ này sau khi kết thúc dự án và kịp thời chỉ đạo, đưa vào quy hoạch trước đại hội đảng bộ cấp cơ sở, lúc đó còn nhiều vị trí có thể sắp xếp được. Đối với cán bộ cấp xã không đạt trình độ chuyên môn theo yêu cầu, tỉnh nên thực hiện chính sách tinh giản biên chế, tạo điều kiện sắp xếp vị trí công việc cho các cán bộ Dự án 600.

- Đề nghĩ Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu tham mưu kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng quy chế chung về thu hút sinh viên chính quy về công tác tại các địa bàn cơ sở.

KẾT LUẬN

Đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của quá trình CNH, HĐH của huyện Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung. Nhận thức được điều này, thời gian quan Đảng bộ và Chính quyền các cấp của huyện Mường Tè đã cố gắng quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cả về số lượng và chất lượng để góp phần từng bước đưa các xã, thị trấn của huyện Mường Tè ngày càng phát triển trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mường Tè trong giai đoạn 2013-2015 qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và phân tích những nguyên nhân của các hạn chế đó. Trên cơ sở ấy, tác giả đề xuất một số giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, thực hiện chính sách cán bộ, công chức,…Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Mường Tè đã và đang là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, thị trấn nói riêng và của huyện Mường Tè nói chung.

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức công tác tại các xã, thị trấn của Huyện Mường Tè còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại các xã, thị trấn của Huyện Mường Tè tuy đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu, song còn một số hạn chế, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế và phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Mường Tè. Nếu thực hiện tốt những giải pháp đó sẽ giúp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung. Nhờ đó, từng bước đưa Mường Tè thoát nghèo, nâng cao mức sống cho người dân, thay đổi căn bản bộ mặt của một huyện vùng cao biên giới khó khăn nhiều năm qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Minh An (2010), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

2. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân

lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Cổng thông tin điện tử Thị Xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, Phổ Yên quan tâm phát triển đội ngũ công chức cấp xã, thị trấn. Ngày truy cập 15/8/2016. http://www.phoyen.gov.vn/tabid/89/catid/13/item/5568/pho-yen-quan- tam-phat-trien-doi-ngu-can-bo-cong-chuc-cap-xa-thi-tran.aspx

4. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực

trong điều kiện mới, Nhà sản xuất Chính trị quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân

lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Học viện hành chính quốc gia (2002), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Học viện hành chính quốc gia (2005), Quản lý và phát triển nguồn nhân

lực trong cơ quan hành chính nhà nước, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ.

9. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

10. Nghị quyết TW 3 (khóa VII), Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 7 (khóa VIII), Nghị quyết số 13-NQ/TU về chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cán bộ, công chức.

11. Trần Ngọc Phác (2011), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.

bản trong hệ thống luật Việt Nam (quyển 1), nhà xuất bản chính trị quốc

gia Hà Nội.

13. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của Doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

14. Nguyễn Tài Phúc (2010), Giáo trình Quản trị nhân sự, Trường Đại học

Kinh tế - Đại học Huế.

15. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của Quốc hội 16. Quốc Hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 của

Quốc Hội.

17. Tổng cục thống kê, Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2016 phân theo địa phương trên cả nước. Ngày truy cập 15/8/2016

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=713

18. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

19. Tạp chí điện tử của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Bước chuyển ở Quế Phong. Ngày truy cập 10/9/2016.

http://www.tuyengiao.vn/Home/nghi-quyet-dai-hoi-dang/91590/Buoc- chuyen-o-Que-Phong

20. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (số 5).

21. UBND huyện Mường Tè, Báo cáo công tác và phương hướng hoạt động

các năm 2013 - 2015

22. UBND huyện Mường Tè, Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Tè năm 2015

23. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI.

24. Dương Thị Vân (2011), Phương pháp luận phát triển nguồn nhân lực thư

viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 5).

chí Phát triển và Hội nhập(Số 3).

26. Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 29/9/2015 của Ban Chấp hành đảng bộ huyện Mường Tè khóa XIX về đổi mới phong cách, lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức các xã, thị trấn. 27. Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại cán bộ công, công chức cấp

xã huyện Mường Tè các năm 2013, 2014, 2015 (nguồn số liệu của phòng

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA TẠI HUYỆN MƯỜNG TÈ

Kính thưa ông (bà)! Tên tôi là Lý Công Hậu, học viên cao học tại Trường

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ về “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”. Để thực hiện đề tài này tôi kính mong Ông (bà) dành thời gian giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi đã được chuẩn bị dưới đây.

Những thông tin mà Ông (bà) cung cấp sẽ chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu. Tôi xin cam đoan tất cả những thông tin thu được từ phiếu điều tra này sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Cách trả lời: Ông (bà) hãy đánh dấu (X) vào những ô bên cạnh những phương án phù hợp với ý kiến của mình hoặc viết thêm vào những dòng chúng tôi đã để trống.

Ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Hiện nay ông (bà) đang làm việc tại xã, thị trấn nào?... ...

Địa chỉ nơi cư trú:…… ...

Giới tính………Tuổi…… ...

Dân tộc…… ...

Tình trạng sức khỏe (theo thang A, B, C, D):… ...

 Ông (bà) đã có thâm niên công tác bao nhiêu năm?

Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 năm

 Trình độ học vấn của Ông (bà)

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

 Trình độ chính trị của Ông (bà)

Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

Trình độ ngoại ngữ của Ông (bà): ... Trình độ tin học của ông (bà): ...

 Mức thu nhập hiện tại của Ông (bà) Dưới 3 triệu đồng/tháng Từ 3 triệu đến 5 triệu/tháng Trên 5 triệu/tháng

Với các câu hỏi dưới đây, Ông (bà) xin lưu ý:

- Nếu ông (bà) là cán bộ công chức xin trả lời nội dung các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 6

- Nếu ông (bà) không là cán bộ, công chức xin trả lời nội dung các câu hỏi từ Câu 7 đến Câu 9.

- Câu 10 đến câu 12 là câu hỏi chung dành cho cả hai nhóm.

Câu 1: Ông (bà) đánh giá mức độ quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức

cấp xã như thế nào?

Không quan trọng Bình thường Rất quan trọng

Câu 2: Ông (bà) đánh giá về công việc hiện tại của mình với những nhận định

sau như thế nào?

Nội dung Mức độ đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Đào tạo và bồi dưỡng

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng

- Công tác đào tạo bồi dưỡng đảm bảo theo nhu cầu công việc của cán bộ, công chức

Tuyển dụng và bổ nhiệm

- Cơ chế, chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch - Cơ chế bầu cử rõ ràng, minh bạch, công khai

- Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn được đào tạo

- Bố nhiệm, luận chuyển cán bộ đảm bảo phù hợp với năng lực chuyên môn Chế độ, chính sách và vị thế của người cán bộ chính quyền cấp xã Chế độ lương thưởng, phụ cấp phù hợp Có hỗ trợ về hoàn cảnh khó khăn của cán bộ, công chức cấp xã

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện công khai, minh bạch

Cách thức kiểm tra, đánh giá cán bộ hợp lý

Cơ chế xử lý sai phạm, thiếu xót của cán bộ công chức phù hợp, công bằng

Câu 3: Ông (bà) có nhu cầu được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận

chính trị không?

Có Không

Câu 4: Ông (bà) đánh giá như thế nào về những kiến thức dưới đây?

Nội dung Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Kiến thức về chuyên môn Kiến thức về kinh tế xã hội Kiến thức pháp luật

Kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước

Ngoại ngữ

Câu 5: Theo Ông (bà) những kỹ năng sau có tầm quan trọng như thế nào đến

chất lượng cán bộ công chức? Nội dung Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề

Kỹ năng trao đổi thông tin Kỹ năng giao tiếp hành chính

Kỹ năng tin học văn phòng

Câu 6: Ông (bà) có đồng ý với các yếu tố sau của công tác quản lý đội ngũ cán

bộ công chức tại cơ quan hiện đang công tác không?

Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá

Tiêu chuẩn nội dung đánh giá

Thời gian kiểm tra, đánh giá

Câu 7: Ông (bà) có thường xuyên tiếp xúc và thực hiện công việc với đội ngũ cán bộ công chức của huyện Mường Tè không? Có Không Câu 8: Ông (bà) đã từng thực hiện các công việc với cán bộ công chức, thuộc khối ngành nào sau đây? (Có thể chọn nhiều đáp án) Khối Đảng Khối Nhà nước Khối Đoàn thể Khối chuyên môn Câu 9: Ông (bà) có điều gì không hài lòng khi thực hiện các công việc với đội ngũ cán bộ công chức viên chức của huyện Mường Tè không? ... ... ... ... ... ... ...

...

Câu 10: Ông (bà) đánh giá những mặt sau của cán bộ công chức tại xã (thị trấn)

mình như thế nào? Nội dung Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Thể lực - Sức khỏe tốt, không có tình trạng uể oải trong khi thực hiện công việc - Tác phong làm việc nhanh nhẹn hoạt bát

Trí lực

- Kỹ năng giải quyết thực hiện công việc thuần thục.

- Có trách nhiệm, tự giác, chủ động hoàn thành công việc được giao

- Tác phong, thái độ ứng xử, làm việc với người dân thân thiện, tôn trọng, lịch sự

- Sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân

- Công bằng, công tâm, trung thực khi làm việc

Câu 11: Theo Ông (bà) để nâng cao hiệu quả làm việc, đôi cán bộ công chức

cấp xã cần phải làm gì? ... ... ... ... ... ... ...

Câu 12: Ông (bà) có những kiến nghị gì để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã? ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 93 - 105)