Những mặt hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 76 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.6.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục

- Đội ngũ công chức trẻ tuổi cấp xã ở huyện Mường Tè tuy năng động, nhiệt tình nhưng đặc thù của những cán bộ trẻ là thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên trong công tác chuyên môn còn nhiều thiếu sót, xử lý công việc chưa chính xác. Đội ngũ công chức cấp xã trên 50 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ này lại có một sức ỳ khá lớn, chậm tiếp thu

những kiến thức chuyên môn mới, làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo, thao tác chậm, không biết khai thác các phần mềm công nghệ thông tin, không biết ứng dụng công nghệ tin học trong công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

- Một số cán bộ, công chức chưa xác định rõ được vị trí, chức năng, nhiệm vụ được phân công, còn thụ động trong việc tham mưu, đề xuất ý kiến của cá nhân đối với cấp uỷ, chính quyền trong lĩnh vực được phân công phụ trách; khi giao việc mới làm hoặc làm một cách thụ động, dập khuôn, máy móc, hiệu quả, chất lượng công việc không cao.

- Công tác đánh giá chất lượng cán bộ, công chức hằng năm còn chung chung, qua loa, đại khái, hình thức, chưa đi vào nề nếp trong công tác đánh giá cán bộ.

- Một số xã, thị trấn phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, chưa tương xứng với trình độ chuyên môn được đào tạo, không đúng với vị trí việc làm. Chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác quy hoạch cán bộ. Do đó, nhiều cơ sở hẫng hụt về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ nguồn kế cận.

- Việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa được chú trọng, nội dung đào tạo còn trùng lặp, mang nặng tính lý thuyết, ít có tính thực tiễn. Kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước của công chức còn thiếu và yếu, chưa được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu. Công tác đánh giá kết quả đào tạo chưa đầy đủ và khách quan, mang tính hình thức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng về bằng cấp, mang tính thủ tục, hoàn thiện hồ sơ, hình thức đào tạo tại chức, từ xa…còn nhiều, ít mang lại hiệu quả trong công việc. Trong khi đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy ở các trường đại học vẫn không xin được việc làm, hoặc phải đi làm trái ngành, nghề được đào tạo. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác đào tạo, tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)