Thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Trung du miền núi Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 39 - 40)

8. Đóng góp của luận văn

1.2.3. thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Trung du miền núi Bắc Bộ

Về hành chính, Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu. Đây là vùng kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, thủy điện, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp đa ngành, nông - lâm nghiệp, du lịch là chủ đạo. Đồng thời cũng là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, gắn bó lâu đời, có bản sắc văn hóa dân tộc phong phú. So với các vùng khác trong cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có quy mô diện tích lớn nhất với 101 nghìn km2, tuy nhiên dân số lại ít. Năm 2018, dân số của vùng đạt 12,3 triệu người (chiếm 13,0% dân số cả nước); mật độ dân số là 129 người/km2; dân số đô thị là 2,28 triệu người, tỉ lệ dân số đô thị 18,6%. Quy hoạch xây dựng vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, dân số toàn vùng tăng lên khoảng 16,8 triệu người, dân số đô thị khoảng 6,7 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 39,8%.

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ hiện có 182 đô thị, trong đó 2 đô thị loại I là Thái Nguyên và Việt Trì, 10 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV, 165 đô thị loại V. Trong những năm qua, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, có bước phát triển quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững, góp phần ổn định kinh tế đất nước. Nhưng

các đô thị nằm dàn trải, mật độ trung bình thấp 1,6 đô thị/1000km2 (toàn quốc 2,8 đô thị/1000km2), diện tích tự nhiên lớn nên các đô thị phát triển tương đối độc lập, cơ sở hạ tầng thấp kém, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế, tình trạng thiên tai như lũ quét, sạt lở… thường xuyên xảy ra. Vùng có tiềm năng lợi thế lớn nhưng khai thác chưa nhiều và chưa hiệu quả nên vẫn là vùng khó khăn, nghèo nhất cả nước, tỷ lệ di dân ra ngoài vùng khá lớn, chủ yếu di cư đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên (khu kinh tế mới).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)