8. Đóng góp của luận văn
1.3. Vận dụng chỉ tiêu phân tích đô thị hóa và sử dụng đất đô thị cấp tỉnh
Để phân tích về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị của tỉnh Thái Nguyên tác giả đã vận dụng từ những cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa để làm rõ. Cụ thể, khi phân tích về đô thị hóa, tác giả đi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên: Lịch sử phát triển của tỉnh, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; sau đó tác giả đi vào phân tích đặc điểm đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 với những chỉ tiêu: chức năng đô thị, kinh tế - xã hội đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị và cấu trúc không gian đô thị.
Khi phân tích về sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018, tác giả khái quát chung về việc sử dụng đất toàn tỉnh về diện tích, cơ cấu, sử dụng đất theo không gian; sau đó, đi sâu phân tích về sử dụng đất đô thị của tỉnh về diện tích, cơ cấu và sử dụng đất đô thị theo không gian.
+ Trong nội dung biến đổi về dân số, lao động, luận văn đi sâu phân tích sự thay đổi về quy mô dân đô thị, tốc độ tăng dân số đô thị, tỉ lệ dân số đô thị, mức độ đô thị hóa (theo tỉ lệ dân đô thị) và số lượng, cơ cấu lao động phi nông nghiệp.
+ Trong nội dung biến đổi về kinh tế, luận văn phân tích những thay đổi về quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Trong nội dung về biến đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, luận văn phân tích hệ thống giao thông đô thị, hệ thống điện đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cấp thoát nước đô thị.
+ Trong nội dung về cấu trúc không gian đô thị, luận văn phân tích về số lượng đô thị, sự phân bố các đô thị.
Từ đó, rút ra mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên với những tác động 2 chiều và dẫn chứng cụ thể.
Tiểu kết chương 1
Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế - xã hội chứa đựng mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Vì đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử lại diễn ra song song với công nghiệp hóa nên đô thị hóa chịu tác động của lịch sử phát triển đô thị, vị trí địa lí đô thị, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Đất đô thị là một tư liệu sản xuất, là một tài sản đặc biệt của các đô thị. Đất đô thị có một số đặc điểm nổi bật là giá trị của nó không chỉ thể hiện trong giá trị kinh tế đất mà còn thể hiện trong giá trị xã hội và tự nhiên của nó. Đô thị hóa là nhân tố tác động đến vấn đề sử dụng đất trong mỗi đô thị. Đô thị hóa và sử dụng đất có mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ. Đô thị hóa làm tăng diện tích và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất trong mỗi đô thị. Ngược lại, sử dụng đất trong đô thị lại là kết quả của quá trình đô thị hóa. Ở những khu vực đang diễn ra đô thị hóa, do những thay đổi trong sử dụng đất nên đã có những chuyển biến trong cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập của người dân và các vấn đề môi trường.
Đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Điều đó thể hiện qua số dân đô thị, số lượng đô thị và số lượng các đô thị lớn và cực lớn ngày càng tăng lên. Ở Việt Nam bên cạch quá trình tăng dân số đô thị là mở rộng không gian đô thị. Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở các nước phát triển và Việt Nam là cơ sở cho tác giả nghiên cứu về đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên.