Diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân đô thị ở2 khu vực năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 66 - 69)

Diện tích Dân số đô thị Mật độ dân số đô thị (người/km2) Tỉ lệ dân đô thị (%) km2 % nghìn người % Toàn tỉnh 3.526,6 100 444,6 100 126 35,1

Khu vực phía Nam 578,5 16,3 385,5 86,7 666 61,1

Thành phố Thái Nguyên 222,9 6,3 282,3 63,5 1.266 83,8 Thành phố Sông Công 96,7 2,7 48,7 11,0 504 71,3 Thị xã Phổ Yên 258,9 7,3 54,5 12,2 211 28,1 Khu vực còn lại 2.948,1 83,7 59,1 13,3 20 8,6 Huyện Định Hóa 513,5 14,6 6,4 1,4 13 7,3 Huyện Võ Nhai 839,4 23,8 3,8 0,8 0,5 5,6 Huyện Phú Lương 350,7 9,9 12,7 2,9 36 12,8 Huyện Đồng Hỷ 427,7 12,1 7,9 1,8 19 8,5 Huyện Đại Từ 573,4 16,3 18,9 4,3 33 11,2 Huyện Phú Bình 243,4 6,9 9,4 2,1 39 6,2 Nguồn: xử lí từ [2].

Theo đặc điểm tự nhiên, mức độ tập trung dân cư, mức độ đô thị hóa và trình độ phát triển kinh tế mà mạng lưới đô thị của tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2 khu vực: khu vực đô thị phía Nam và khu vực còn lại.

Khu vực đô thị phía Nam gồm thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên với trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ nhanh. Năm 2018, khu vực phía Nam chiếm 16,3% diện tích, 86,7% dân số đô thị và có tỉ lệ dân đô thị cao hơn tỉ lệ dân đô thị của toàn tỉnh. Các đô thị trong tiểu vùng đều nằm trên những tuyến giao thông quan trọng, thuận lợi về vị trí địa lí và các điều kiện kinh tế - xã hội khác. Đây đều là những cực phát triển được đầu tư xây dựng tương đối tập trung về nhà ở, các công trình thương mại, du lịch và các công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật phục vụ đô thị và công nghiệp.

Thành phố Thái Nguyên có vai trò là tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, dân cư tập trung ở đây với mật độ dân số và tỉ lệ dân đô thị cao nhất tỉnh. Năm 2018, mật độ dân số 1.266 người/km2, tỉ lệ dân đô thị là 83,8%. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, diện tích đất đô thị của thành phố Thái Nguyên tăng lên, năm 2018 là 222,93 km² diện tích tự nhiên, dân số 337.052 người; với 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm

21 phường và 11 xã. Theo quy hoạch và định hướng phát triển đô thị của tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian tới diện tích thành phố Thái Nguyên vẫn tiếp tục được mở rộng. Định hướng xây dựng thành phố phát triển bên hai bờ sông Cầu. Không gian đô thị và đặc biệt là không gian kinh tế với mô hình hiện đại, không lệ thuộc vào không gian hành chính. Tiến tới xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên theo hướng trở thành thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp với trọng tâm là dịch vụ, du lịch và hàng hóa công nghệ xanh. Chuyển hóa từ thành phố công nghiệp (với gang thép là chủ đạo) sang thành phố phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao.

Thành phố Sông Công được thành lập năm 2015 từ thị xã Sông Công cũ (thành lập năm 1985). Từ lâu đã là một đô thị công nghiệp với hệ thống hạ tầng xã hội tương đối ổn định. Hệ thống giao thông nội thị tốt với lộ giới một số tuyến trung tâm đạt tiêu chuẩn, nguồn điện nước đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của đô thị. Khu vực nội thị của thị xã lúc này bao gồm 3 phường Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi. Năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2011, thành lập phường Bách Quang trên cơ sở xã Tân Quang, mở rộng phạm vi khu vực nội thị. Năm 2015, cùng với việc thành lập thành phố Sông Công, phường Lương Sơn trước thuộc thành phố Thái Nguyên, nay chuyển về thành phố Sông Công quản lí. Năm 2018, so với tất cả các địa phương trong tỉnh, thành phố Sông Công có mật độ dân số đô thị cao (504 người/km2) và tỉ lệ dân đô thị (71,3%) lớn thứ 2, sau thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay sự bão hòa các khu công nghiệp đã cũ, sức thu hút dân cư của thành phố đã hạn chế, đây là vấn đề cần xem xét trong việc định hướng phát triển đô thị.

Thị xã Phổ Yên được thành lập vào tháng 5 năm 2015 từ huyện Phổ Yên cũ với lõi đô thị là thị trấn Ba Hàng (phường Ba Hàng hiện nay). Hướng phát triển từ một thị trấn nhỏ thành một đô thị lớn hơn đang đựợc tỉnh chú trọng đầu tư. Phát huy được lợi thế sẵn có, hiện nay thị xã Phổ Yên đã mang dáng dấp của một đô thị công nghiệp, trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Khu vực nội thị của thị xã Phổ Yên gồm 4 phường; khu vực ngoại thị bao gồm 14 xã.

Các đô thị nhỏ còn lại: thị trấn Chợ Chu - huyện Định Hóa, thị trấn Đu và Giang Tiên - huyện Phú Lương, thị trấn Hùng Sơn và Quân Chu - huyện Đại Từ, thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai, thị trấn Trại Cau và Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ và thị trấn Hương Sơn - huyện Phú Bình. Tỉ lệ dân đô thị của các huyện này đều ở mức thấp

(dưới 10%). Những đô thị nhỏ này, ngoài chức năng chính trị, hành chính, trung tâm văn hóa, còn là trung tâm kinh tế của các huyện trên.

Như vậy trong quá trình công nghiệp hóa với sự phát triển vượt bậc của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2018. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị tăng lên khá nhanh. Tỉ trọng các ngành phi nông nghiêp tăng lên trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư, xây dựng hiện đại hơn. Mạng lưới đô thị thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Không gian đô thị, nhất là ở 3 đô thị lớn là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên đã được mở rộng với các phân khu chức năng rõ ràng.

2.3. Sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

2.3.1. Khái quát chung về sử dụng đất

Sử dụng đất đô thị vừa là biểu hiện, đồng thời cũng là kết quả của đô thị hóa. Giai đoạn 2010 - 2018, đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều thay đổi, đây cũng là giai đoạn sử dụng đất đô thị của tỉnh có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch theo xu hướng tích cực.

2.3.1.1. Biến động về diện tích và cơ cấu sử dụng đất

Trong giai đoạn 2010 - 2018, diện tích đất nông nghiệp (trong đó trên 60% là đất lâm nghiệp) và đất phi nông nghiệp đều tăng lên, chủ yếu do cải tạo và sử dụng đất chưa sử dụng. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2018 tập trung chủ yếu ở các đô thị, trong đó phần lớn là tăng đất chuyên dùng (xem phụ lục 1 - bảng 6).

Cơ cấu sử dụng đất trong giai đoạn 2010 - 2018 đã chuyển dịch cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tỉ lệ đất nông nghiệp tăng chậm, nhưng không ổn định, gần đây có xu hướng giảm nhẹ, từ 83,44% (năm 2010) tăng lên 86,22% (năm 2015) và giảm còn 86,07% (năm 2018). Tỉ lệ đất phi nông nghiệp tăng không nhanh, nhưng tăng liên tục, từ 12,09% (2010) lên 12,42% (năm 2015) và 12,60% (năm 2018). Tỉ lệ đất chưa sử dụng giảm liên tục từ 4,4,7% (năm 2010) xuống còn 1,33% (năm 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)