Quy mô dân số đô thị phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 53 - 66)

(Đơn vị: nghìn người) Đơn vị hành chính 2010 2015 2016 2017 2018 Tổng số dân thành thị 293,6 422,5 428,3 438,7 444,6 TP. Thái Nguyên 203,4 261,1 262,5 279,4 282,3 TP. Sông Công 26,6 47,2 47,5 47,6 48,7 TX. Phổ Yên 12,6 47,1 49,0 52,9 54,5 Huyện Định Hóa 6,1 6,1 6,3 6,3 6,4 Huyện Võ Nhai 3,6 3,7 3,8 3,8 3,8 Huyện Phú Lương 7,5 11,7 12,5 12,6 12,7 Huyện Đồng Hỷ 18,4 18,6 18,8 7,9 7,9 Huyện Đại Từ 7,8 17,6 18,5 18,8 18,9 Huyện Phú Bình 7,7 9,4 9,4 9,4 9,4 Nguồn: [2]

Trước khi thực hiện đô thị hóa, huyện Phổ Yên là một huyện thuần nông cùng với một số cơ sở công nghiệp nhỏ lâu đời. Năm 2012 với dự án Tổ hợp khu công nghệ cao - khu công nghiệp Yên Bình, từ đó cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư, hoàn thiện; Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dòng lao động nhập cư tăng lên đã khiến quy mô dân số đô thị của thị xã tăng nhanh nhất trong số các đơn vị hành chính thuộc tỉnh. Năm 2010, dân số đô thị là 12,6 nghìn người tăng lên đến năm 2018 là 54,5 nghìn người (vượt thành phố Sông Công), tăng lên 4,3 lần.

Huyện Đồng Hỷ là huyện có trình độ kinh tế khá phát triển trong tỉnh, nhưng dân số đô thị trong giai đoạn 2010 - 2018 có xu hướng giảm, đặc biệt giảm nhanh chóng từ năm 2017. Năm 2017, do điều chỉnh địa giới hành chính, 3 đơn vị hành chính: thị trấn Chùa Hang và 2 xã Linh Sơn và Huống Thượng chuyển về thành phố

Thái Nguyên quản lý và nhiều người dân nơi đây di cư đến nơi khác nên dân số bị giảm đáng kể.

Huyện Đại Từ, Phú Lương, công nghiệp hóa có nhiều khởi sắc, đô thị hóa ở đây khá phát triển do có lợi thế về các ngành nghề truyền thống. Đặc biệt công nghiệp khai khoáng và chế biến tại mỏ Núi Pháo - Đại Từ. Huyện Phú Bình tuy có giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2015 nhưng số dân đô thị hầu như không tăng. Khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình tuy góp phần vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cho Phú Bình nhưng không trở thành động lực thu hút gia tăng dân cư đô thị mà chỉ thu hút dòng người lao động di cư theo kiểu con lắc. Các huyện Định Hóa, Võ Nhai có số dân đô thị ít thay đổi trong giai đoạn 2010 - 2018. Đây là những huyện có tỉ trọng ngành nông nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế. Các đô thị ở đây chỉ là các thị trấn, quy mô dân số nhỏ và chức năng chủ yếu là hành chính.

Như vậy, trong phân bố dân cư đô thị tỉnh Thái Nguyên, phần lớn dân cư đô thị ở 3 đô thị lớn. Năm 2018, thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên chiếm 86,7%, các huyện còn lại chỉ chiếm 13,3% dân số đô thị của toàn tỉnh.

- Tỉ lệ dân đô thị (tỉ lệ đô thị hóa): Tỉnh Thái Nguyên diễn ra đô thị hóa từ khá sớm, nhưng tốc độ đô thị hóa khá chậm. Năm 1995, tỉ lệ dân thành thị là 20% tăng lên đến năm 2000 là 22,2% và đến năm 2010 mới đạt 26,0%. Như vậy trong vòng 15 năm, tỉ lệ dân đô thị của tỉnh Thái Nguyên tăng chậm, chỉ tăng lên 6%. Năm 2010, nâng cấp thành phố Thái Nguyên lên đô thị loại 1 và mở rộng địa giới hành chính làm tỉ lệ dân đô thị tăng lên đạt 28,3% (năm 2011). Tiếp sau đó, từ 2012 - 2014, tỉ lệ dân đô thị tăng với tốc độ chậm. Đến năm 2015, cùng với một số quy hoạch đô thị trong năm tỉ lệ dân đô thị tăng mạnh nhất giai đoạn, đạt 34,1% năm 2015. Số dân đô thị của tỉnh Thái Nguyên tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2018 là chủ yếu là do mở rộng địa giới hành chính các đô thị, dân nông thôn chuyển thành dân đô thị; một phần khác là do tỉ lệ lao động nhập cư vào các khu công nghiệp, khu đô thị mới để tìm kiếm việc làm.

Hình 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: xử lí từ [2]

Mặc dù tỉ lệ đô thị hóa tăng chậm, nhưng Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao nhất trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn vùng (18,6% năm 2018) và đứng thứ 2 trong các tỉnh thuộc Vùng thủ đô Hà Nội (sau thành phố Hà Nội). Tuy nhiên thấp hơn mức trung bình chung của cả nước (35,7% năm 2018), điều này chứng tỏ trình độ đô thị hóa của tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng và trình độ công nghiệp hóa.

Tỉnh Thái Nguyên, đô thị hóa chủ yếu diễn ra ở 3 đô thị lớn là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. Ở đây không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông vận tải thuận lợi mà còn có công nghiệp, dịch vụ và thương mại phát triển. Ba đô thị có tỉ lệ dân đô thị cao và tốc độ tăng dân đô thị nhanh hơn các địa phương khác. Giai đoạn 2010 - 2018, tỉ lệ dân đô thị của thành phố Thái Nguyên tăng lên từ 72,7% lên 83,8%; thành phố Sông Công tăng lên từ 53,3% lên 71,3%; thị xã Phổ Yên tăng từ 9,1 % lên 28,1%; các địa phương còn lại tăng chậm hoặc thay đổi không đáng kể, hầu như có tỉ lệ dân đô thị thấp. Riêng huyện Đồng Hỷ thời kì 2016 - 2018 tỉ lệ dân đô thị giảm nhanh, do một phần địa giới sát nhập với thành phố Thái Nguyên.

Năm 2018, tỉ lệ dân đô thị của thành phố Thái Nguyên cao nhất trong toàn tỉnh, do đây là đô thị lớn nhất, lâu đời và là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên trong giai đoạn 2010 - 2018, tỉ lệ dân đô thị của thành phố Thái Nguyên tăng lên tương đối chậm vì là đô thị lâu đời, sức hút đối với lao động giảm nhiều, đặc biệt do sự bão hòa về giáo dục - đào tạo nên sức ảnh hưởng của Đại học Thái Nguyên có giảm đi so với thời kì trước năm 2010. Thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên có tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh nhất. Tỉ lệ dân đô thị của thành phố Sông Công tăng từ 53,3% lên 71,3%, tăng 16%; thị xã Phổ Yên tăng từ 9,1% lên 28,1%, tăng 19%; điều này lí giải bởi đây là 2 đô thị mới được nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phần nữa là do lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại được đẩy mạnh đã tạo nên sức hút với dân cư, lao động ngoại tỉnh.

Trước khi thành lập khu công nghiệp Yên Bình ở Phổ Yên (2012), tỉ lệ dân đô thị ở thị xã Phổ Yên rất thấp chỉ là 9,1%, thấp hơn huyện Đồng Hỷ. Năm 2010, Phổ Yên là một huyện nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển, trung tâm hành chính là thị trấn Phổ Yên. Từ năm 2015, thành phố Sông Công được nâng cấp lên đô thị loại III, thị xã Phổ Yên được nâng cấp lên thành đô thị loại IV, ranh giới khu vực đô thị được mở rộng, tỉ lệ dân số đô thị tăng nhanh chóng. Sau năm 2015, tỉ lệ dân đô thị ở Sông Công và Phổ Yên chỉ tăng nhẹ do gia tăng tự nhiên thấp và gia tăng cơ học giữ ở mức ổn định.

Huyện Đồng Hỷ là một huyện có kinh tế - xã hội khá phát triển, lại giáp với thành phố Thái Nguyên, thuận lợi đi lại, giao thương, buôn bán với thành phố nên kinh tế khá, tỉ lệ dân đô thị khá cao (năm 2010, chỉ đứng sau thành phố Thái Nguyên và Sông Công). Thời kì 2010 - 2017, tỉ lệ dân đô thị của huyện Đồng Hỷ tăng chậm chủ yếu do gia tăng tự nhiên thấp. Thời điểm sau năm 2017, tỉ lệ dân đô thị của huyện Đồng Hỷ giảm nhanh chóng, từ 17,2% (2016) xuống còn 8,6% (2017). Điều này lí giải do việc điều chỉnh ranh giới hành chính thành phố Thái Nguyên theo Quyết định phê duyệt số 2486/2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035, thành phố Thái Nguyên được mở rộng về phía Đông và phía Bắc với quy mô phần mở rộng là trên 5.200 ha, bao gồm diện tích tự nhiên của xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương), thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng (huyện Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (huyện Phú Bình).

Bảng 2.4. Tỉ lệ dân đô thị và tốc độ tăng dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2018 (Đơn vị: %)

Đơn vị hành chính

Tỉ lệ dân đô thị Tốc độ tăng bình quân dân số đô thị giai đoạn 2010 - 2018 2010 2012 2015 2016 2017 2018 Toàn tỉnh 26,0 28,5 34,1 34,4 35,0 35,1 9,1 TP. Thái Nguyên 72,7 78,4 82,8 82,8 83,7 83,8 11,1 TP. Sông Công 53,3 55,7 71,4 71,7 70,8 71,3 18,0 TX. Phổ Yên 9,1 10,2 27,5 28,5 27,7 28,1 19,0 Huyện Định Hóa 7,0 7,0 7,0 7,2 7,3 7,3 0,3 Huyện Võ Nhai 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 0 Huyện Phú Lương 7,1 8,3 10,8 11,5 12,8 12,8 5,7 Huyện Đồng Hỷ 16,8 16,6 16,3 17,2 8,6 8,5 -8,3 Huyện Đại Từ 4,8 7,8 10,8 11,3 11,2 11,2 6,4 Huyện Phú Bình 5,7 6,1 6,4 6,4 6,3 6,2 0,5 Nguồn: xử lí từ [2].

Các huyện còn lại, vốn đã có số dân đô thị thấp, đồng thời tỉ lệ gia tăng tự nhiên hiện nay thấp, cùng với gia tăng cơ học ở các khu vực đô thị không cao nên tỉ lệ dân đô thị tăng chậm và ít có sự biến động.

Như vậy, nếu đánh giá mức độ đô thị hóa theo khía cạnh dân số thì mức độ đô thị hóa không đồng đều giữa các địa phương. Hai đô thị có mức độ đô thị hóa cao là hai đô thị lớn (thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công); thị xã Phổ Yên có mức độ đô thị hóa ở mức trung bình, nhưng tăng nhanh; các huyện còn lại (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình) có mức độ đô thị hóa thấp.

- Tốc độ tăng dân đô thị (tốc độ đô thị hóa): Mặc dù tỉ lệ dân thành thị ở tỉnh Thái Nguyên chưa cao, mức độ đô thị hóa chưa đồng đều nhưng có thể nhận thấy thời kì 2010 - 2015 là thời kì đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ cao nhất. Đây là giai đoạn thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên có số dân đô thị tăng với tốc độ cao (bảng 2.4).

Đặc điểm phân bố và điều kiện tự nhiên các đô thị ảnh hưởng đến tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Các đô thị nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên)

có tốc độ đô thị hóa cao nhất, sau đó đến những đô thị nhỏ nằm ven quốc lộ 3 cũ, quốc lộ 1B, quốc lộ 17 và quốc lộ 37 (thị trấn Giang Tiên - huyện Phú Lương, thị trấn chùa Hang cũ - huyện Đồng Hỷ, thị trấn Úc Sơn - huyện Phú Bình). Đô thị nằm ở vùng có tài nguyên khoáng sản kim loại màu phong phú như cũng có tốc độ đô thị hóa trung bình thấp (thị trấn Hùng Sơn - huyện Đại Từ). Các huyện còn lại (Định Hóa, Võ Nhai) có tốc độ đô thị hóa thấp do không có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí và mạng lưới giao thông vận tải.

* Lao động

- Số lượng lao động: Số lượng lao động phi nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã tăng từ 225,3 nghìn người (2010) lên 454,3 nghìn người (2018), tăng 2,0 lần. Từ năm 2010, lực lượng lao động phi nông nghiệp được bổ sung liên tục do chuyển từ lao động nông nghiệp.

Hình 2.2. Số lượng lao động phi nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: [2]

Đặc biệt từ năm 2014 lao động phi nông nghiệp được bổ sung liên tục do tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp mới và ngành công nghiệp đã đi vào sản xuất và cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh nên thu hút nhiều lao động từ các ngành phi nông nghiệp. Nhu cầu lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ đang ngày một tăng lên đã phản ánh rõ tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sử dụng lao động ở tỉnh Thái Nguyên.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Tuy tỉ lệ dân đô thị còn thấp nhưng lao động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên.

Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: [2]

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đực đẩy mạnh dẫn đến tỉ trọng lao động phi nông nghiệp trng cơ cấu lao động ngày một tăng lên. Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 15,6% (2010) lên 32,1% (2018). Tỉ trọng lao động dịch vụ cũng tăng từ 17,7% (2010) lên 27,2% (2018). Như vậy, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đã tăng nhanh từ 33,3% (2010) lên 59,3% (2018). Sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế vừa là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; vừa là nhân tố thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên.

* Kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2018 tỉnh Thái Nguyên phát triển theo định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) liên tục tăng lên, trong đó tăng nhanh nhất là nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. Trong giai đoạn 2010 - 2018, GRDP của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 23.774,2 tỉ đồng lên 98.518,2 tỉ đồng, tăng 4,1 lần; nhóm ngành dịch vụ tăng 3,0 lần; tăng chậm nhất là nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, tăng 2,2 lần (xem phụ lục 1 - bảng 4).

- Cơ cấu kinh tế: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đang chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong giai đoạn 2010 - 2018, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 35,7% (2010) lên 57,2% (2018). Tuy vẫn tăng về giá trị sản xuất nhưng tỉ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm mạnh từ 20,5% (2010) xuống còn 10,9% (2018) (xem phụ lục 1 - bảng 4). Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm nhẹ, không ổn định và không thay đổi nhiều như tỉ trọng của ngành công nghiệp

- xây dựng. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế của tỉnh phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và là cơ sở để phát triển đô thị hóa.

Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: xử lí từ [2]

Thời kì 2010 - 2013, là thời kì bước đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Từ năm 2013, GDP của ngành công nghiệp - xây dựng tăng tốc khi các khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động, tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh chóng.

Ngành công nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Sự phát triển công nghiệp của tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước. Đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp sản xuất gang, thép; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo hạt nhân, trung tâm đô thị và liên kết các đô thị trong vùng. Hoạt động công nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu trong các đô thị lớn, khu công nghiệp. Tính riêng năm 2018 thì thị xã Phổ Yên chiếm tới 91,3%, thành phố Thái Nguyên 3,5% và thành phố Sông Công là 1,03% giá trị sản xuất công nghiệp.

Nông - lâm nghiệp luôn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng với một tỉnh trung du miền núi dân số khá đông như tỉnh Thái Nguyên. Năm 2018, tổng sản phẩm ngành nông nghiệp là 10,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,9% trong cơ cấu kinh tế. Nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, nhưng còn chậm; dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 53 - 66)