Biến động diện tích đất đô thị thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 76 - 79)

STT Phân loại đất 2010 2015 2018 2010 -

2018

Tổng diện tích đất đô thị 519,8 25.889,0 25.889,0 25.369,2

1 Đất nông nghiệp đô thị 89,9 19.490,0 19.277,0 19.187,1

2 Đất phi nông nghiệp 429,9 6.376,0 6.589,0 6.159,1

Đất ở 266,5 2.104,0 2.207,0 1.940,5

Đất chuyên dùng 162,3 2.606,0 2.716,0 2.553,7

Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 17,2 604,0 646,0 628,8

Đất có mục đích công cộng 89,7 1.387,0 1.421,0 1.331,3

Trong diện tích đất đô thị tăng thêm ở Phổ Yên là 25.369,2 ha, có 19.187,1 ha đất nông nghiệp đô thị và 6.159,1 ha đất phi nông nghiệp đô thị. Trong 19.187,1 ha đất nông nghiệp tăng thêm có 63% diện tích đất trồng lúa. Trong 6.159,1 ha đất phi nông nghiệp tăng thêm có 31,5% diện tích là đất ở, 41,5% diện tích là đất chuyên dùng. Trong 2.553,7 ha đất chuyên dùng tăng thêm có 24,6% diện tích là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, 52,1% diện tích là đất dành cho các công trình công cộng. Khác với thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công, diện tích đất đô thị ở thị xã Phổ Yên tăng lên là do chuyển đổi từ đất nông thôn sang đất đô thị trong ranh giới cũ chứ không phải do mở rộng diện tích sang các địa phương khác.

Trước khi nâng cấp đô thị (năm 2015), diện tích đất đô thị của Phổ Yên rất nhỏ bé và ít có sự biến động. Bởi vậy, biến động diện tích đất đô thị ở thị xã Phổ Yên diễn ra mạnh từ sau năm 2015 (xem phụ lục 1 - bảng 13).

Năm 2018, trong 25.889 ha đất tự nhiên, đất nội thị của thị xã Phổ Yên chỉ chiếm 8,2% (2.122,9 ha), đất ngoại thị chiếm 91,8 % (23.766,1 ha). Ở khu vực nội thị đất xây dựng đô thị chiếm 52,8% (gồm 747,3 ha đất dân dụng và 373,6 ha đất ngoài dân dụng), đất nông nghiệp đô thị chiếm 25,8% (547,7 ha) và các loại đất khác (bao gồm đấy cây xanh sinh thái, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất kênh mương thủy lợi và đất thủy sản) chiếm 21,4% (454,3 ha). Ở khu vực ngoại thị, đất nông nghiệp chiếm 87,6% (20.819,1 ha) và các loại đất khác chiếm 12,4% (2.947ha) [xử lí từ 31]. Tuy đất đô thị tăng về diện tích nhưng đất nông nghiệp vẫn chiếm 74,4% (19.277 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 25,5% (6.589 ha), đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,1%).

Phần lớn diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã Phổ Yên phân bố ở các phường, xã dọc quốc lộ 3 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là phường Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến; xã Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Trung Thành, Thuận Thành. Đặc biệt là các phường Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến đều có mức độ đô thị hóa cao. Những địa phương trên có vai trò kết nối thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công với thủ đô Hà Nội. Khu vực có tỉ lệ diện tích đất phi nông nghiệp cao trong cơ cấu sử dụng đất, đây chính là khu vực chức năng hành chính xen với công nghiệp, dịch vụ, cùng với 2 khu công nghiệp (Yên Bình, Điềm Thụy), 3 cụm công nghiệp (Vân Thượng, Tân Hương, Đa Phúc 2 và 3), 3 khu đô thị mới (Việt Hàn City, Tân Việt, Đông Tây) và các trung tâm thương mại. Phường Ba Hàng là trung tâm của thị xã Phổ Yên nên trong thời kì 2015 - 2018 đất phi nông nghiệp ở đây dành cho xây dựng các cơ quan hành chính, các công trình công công và các tuyến đường giao thông nội thị. Ngoài ra đất phi nông nghiệp còn phân bố ở các phường Bãi Bông,

Đồng Tiến, xã Tân Hương, Hồng Tiến. Diện tích đất này dành cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu đô thị mới.

Như vậy, đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên biến động về diện tích, cơ cấu sử dụng đất theo thời gian và không gian trong giai đoạn 2010 - 2018. Những biến động trên diễn ra chủ yếu ở 3 đô thị lớn, nơi có đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh. Tuy diện tích đất đô thị đều tăng, cơ cấu sử dụng đất đều chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng đô thị), giảm tỉ lệ đất nông nghiệp, nhưng mỗi đô thị lại có những điểm khác nhau trong vấn đề sử dụng đất. Đất đô thị ở thành phố Thái Nguyên tăng lên do mở rộng không gian đô thị ra các địa phương khác nên ở đây cả diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp đều tăng. Thành phố Sông Công không có sự chuyển biến nhiều, có tăng về diện tích tự nhiên do được mở rộng địa giới hành chính nên diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp cũng tăng lên. Trong khi đó, thị xã Phổ Yên đất đô thị tăng lên do đô thị được nâng cấp và chuyển đổi một số khu vực nông thôn thành khu vực đô thị trong ranh giới huyện Phổ Yên cũ. Vì vậy nếu xét về diện tích, cả 3 đô thị đều tăng lên về diện tích đất đô thị; nếu xét về cơ cấu sử dụng đất, thị xã Phổ Yên có nhiều chuyển biến nhất.

Về không gian đô thị, đều là đô thị lâu đời nên thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công có nhiều nét tương đồng về cấu trúc không gian đô thị, các khu vực chức năng được phân bố lần lượt theo hướng từ trung tâm ra: trung tâm hành chính (khu vực nội đô thị cũ), các trung tâm buôn bán (khu đô thị cũ), khu vực của các hoạt động thương mại, các khu đô thị mới, khu vực công nghiệp và nông nghiệp đan xen các khu đô thị mới. Còn ở thị xã Phổ Yên, các khu vực chức năng phân bố dọc theo quốc lộ 3, đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn đi qua thị xã Phổ Yên là phố Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Phổ Yên bám dọc theo quốc lộ 3 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; các cụm công nghiệp làng nghề và các khu đô thị mới nằm xen kẽ với các khu dân cư. Các xã ngoại thị ở Phổ Yên nằm cách đường quốc lộ 3 và tỉnh lộ 261 từ 2 - 3 km.

2.4. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Đô thị hóa và sử dụng đất

2.4.1.1. Đô thị hóa làm tăng diện tích và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đô thị

Giai đoạn 2010 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện đô thị hóa. Nền kinh tế tăng trưởng ngoạn mục đi cùng với tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

đều chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trước những chuyển biến về kinh tế - xã hội, nhu cầu về đất để mở rộng và nâng cấp đô thị, nhu cầu về đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại đã tăng lên. Vì vậy diện tích đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đã tăng gấp 1,22 lần, từ 34.434,8 ha (năm 2010) lên 65.414,0 ha (năm 2018), trong đó đất phi nông nghiệp tăng mạnh nhất tăng lên 2,23 lần (bảng 2.13).

Năm 2018, tỉ lệ dân đô thị của thành phố Thái Nguyên là 83,8%, của thành phố Sông Công là 71,3% và thị xã Phổ Yên là 28,1%. Tốc độ tăng dân số đô thị trong giai đoạn 2010 - 2018 của thành phố Thái Nguyên là 11,1%, ở thành phố Sông Công là 18,0%, thị xã Phổ Yên là 19,0% và của toàn tỉnh Thái Nguyên là 9,1%. Theo bảng 2.28, trong giai đoạn trên, đất đô thị chỉ mở rộng 1.394 ha ở thành phố Sông Công, 3.663,4 ha ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên là 25.369,2 ha. Các đô thị còn lại diện tích tăng lên không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 76 - 79)