Biến động diện tích đất đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 79 - 86)

Đơn vị: ha

Năm 2010 Năm 2018 Biến động 2010 - 2018

Tổng diện tích Đất NN Đất phi NN Tổng diện tích Đất NN Đất phi NN Tổng diện tích Đất NN Đất phi NN Cả tỉnh 34.434,8 23.765,5 10.247,2 65.414,0 41.957,0 23.358,0 30.979,2 18.191,5 13.110,8 TP. Thái Nguyên 18.630,6 12.266,5 5.992,9 22.294,0 14.215,0 7.998,0 3.663,4 1.948,5 2.005,1 TP. Sông Công 8.276,3 6.399,0 1.817,4 9.671,0 7.465,0 2.199,0 1.394,7 1.066,0 381,6 TX. Phổ Yên 519,8 89,9 429,9 25.889,0 19.277,0 6.589,0 25.369,2 19.187,1 6.159,1 Các đô thị khác 7.008,1 5.010,1 2.007,0 7.560,0 1001,0 6.572,0 551,9 -4.009,1 4.565,0 Nguồn: xử lí từ [31, 32, 33, 34]

Năm 2010, khi chưa có nhiều thay đổi trong đô thị hóa, trong tổng diện tích đất đô thị toàn tỉnh, thành phố Thái Nguyên chiếm 54,1%, thành phố Sông Công (lúc đó là thị xã) chiếm 24,0%. Các đô thị còn lại là thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông (Phổ Yên), thị trấn Chợ Chu (Định Hóa), thị trấn Đình Cả (Võ Nhai), thị trấn Đu, Giang Tiên (Võ Nhai), thị trấn Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu (Đồng Hỷ), thị trấn Đại Từ (Đại Từ), thị trấn Hương Sơn (Phú Bình) chỉ chiếm 21,6%, trong đó 2 thị trấn của

Phổ Yên lúc đó chỉ chiếm 1,5% diện tích đất đô thị toàn tỉnh. Năm 2018, tỉ lệ đất giữa các đô thị đã thay đổi rõ rệt (bảng 2.14).

Bảng 2.14. Cơ cấu đất đô thị phân theo các đô thị của tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2010 - 2018 (Đơn vị: %) Năm 2010 Năm 2018 Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Cả tỉnh 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 TP. Thái Nguyên 54,1 51,6 58,5 34,1 33,9 34,4 TP. Sông Công 24,0 26,9 17,7 14,8 17,8 9,5 TX. Phổ Yên 1,5 0,4 4,2 39,6 45,9 28,3 Các đô thị khác 21,2 21,1 19,6 11,5 2,4 27,8 Nguồn: xử lí từ [31, 32, 33, 34]

Năm 2018, tỉ lệ đất của các đô thị so với tổng diện tích đất đô thị toàn tỉnh là: thành phố Thái Nguyên: 34,1%, thành phố Sông Công 14,8 %, thị xã Phổ Yên 39,6%. Như vậy, Phổ Yên là đô thị có tốc độ tăng dân số đô thị nhanh nhất cũng là đô thị có diện tích mở rộng nhiều nhất. Mức độ biến động diện tích đất đô thị đã phản ánh mức độ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa rõ rệt theo không gian của tỉnh Thái Nguyên.

2.4.1.2. Đô thị hóa làm thay đổi mục đích sử dụng đất đô thị

* Tỉ trọng đất phi nông nghiệp đô thị tăng lên cùng với tỉ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp và tỉ lệ dân đô thị trong quá trình đô thi hóa ở tỉnh Thái Nguyên (biểu đồ 2.7). Tuy nhiên, trong 3 chỉ số trên, tỉ trọng kinh tế phi nông nghiệp chiếm tỉ trong cơ cấu kinh tế và tăng trưởng khá nhanh. Tỉ lệ dân đô thị có tăng từ 26% (năm 2010) lên 35,1% (năm 2018) nhưng tỉ lệ này vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế phi nông nghiệp. Tỉ lệ đất phi nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất đô thị tăng lên nhưng còn chưa nhanh.

Hình 2.7. Tỉ lệ dân đô thị, tỉ trọng kinh tế phi nông nghiệp và tỉ lệ đất phi nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018

Nguồn: xử lí từ [2, 34]

* Đô thị hóa với những biến động về kinh tế, dân cư, lao động và một số khía cạnh về mặt xã hội trong mạng lưới đô thị của tỉnh Thái Nguyên là nguyên nhân dẫn đến thay đổi về diện tích và phân bố các khu vực chức năng trong sử dụng đất đô thị. Cụ thể là:

- Khu vực dân cư đô thị sinh sống đã tăng từ 1.643,2 ha (năm 2010) lên 2.513,0 ha (năm 2018), tăng thêm 869,8 ha trong giai đoạn 2010 - 2018.

- Khu vực phát triển công nghiệp, thương mại và cơ sở hạ tầng đô thị đã tăng từ 8.304,0 ha (năm 2010) lên 17.918,0 ha (năm 2018), tăng thêm 9.614,0 ha trong giai đoạn 2010 - 2018.

- Khu vực dành cho phát triển nông nghiệp trong đô thị đã tăng từ 23.765,5 ha (năm 2010) lên 41.957,0 ha (năm 2018), tăng thêm 18.191,5 ha trong giai đoạn 2010 - 2018.

* Tỉ trọng đất nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đã giảm là phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu của đô thị hóa. Một diện tích lớn đất nông nghiệp đã chuyển sang đất xây dựng cơ sở công nghiệp, khu đô thị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và đất chuyên dùng khác (Hình 2.7). Địa phương có đô thị hóa mạnh nhất là thị xã Phổ Yên có cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch rõ rệt nhất.

Hình 2.8. Cơ cấu đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018

Nguồn: xử lí từ [34]

* Đô thị hóa dẫn đến không gian trong sử dụng đất đô thị ở Thái Nguyên thay đổi trong giai đoạn 2010 - 2018.

- Thành phố Thái Nguyên

Trong cấu trúc không gian đô thị, thành phố Thái Nguyên có nhiều nét đặc sắc riêng. Có sự xen cài khu vực chức năng thương mại và khu vực chức năng văn hóa trong đô thị. Xen giữa các trục thương mại là các trường học, nhà văn hóa - thể thao, các bệnh viện, bảo tàng tỉnh Thái Nguyên. Ngoài các khu dân cư đô thị cũ, các khu đô thị mới dành cho người có thu nhập cao (Vincom, Picenza, Crown Villas, Kosy Gia Sàng…) và một số khu đô thị cho người có thu nhập trung bình. Khu nhà ở cho lực lượng lao động di cư về thành phố Thái Nguyên trong quá trình đô thị hóa phân bố ở các phường phía tây và bắc thành phố và các xã ngoại thị. Khu vực công nghiệp phân bố ở rìa phía Nam và Tây Bắc của thành phố. Trong tương lai, các cơ sở công nghiệp cũ nằm gần trung tâm của thành phố sẽ di dời ra khu vực ngoại thành. Khu vực nông nghiệp chính là khu vực đất dự trữ, đất mở rộng và chỉnh trang đô thị trong tương lai gần [9].

Trước năm 2016, thành phố vẫn chỉ phát triển đô thị theo hướng một chiều, nghĩa là quay toàn bộ phần lưng vào dòng sông Cầu. Quá trình lịch sử thành phố chủ yếu phát triển về khu vực phía Tây của sông Cầu. Từ năm 2016 từ việc phát triển một bên sông thành phố Thái Nguyên đã trở thành một thành phố phát triển hai bên bờ sông. Sông Cầu sẽ là chủ thể nằm giữa thành phố, và những khu chức năng đô thị hai

bên bờ sông sẽ được nối với nhau bằng những cây cầu. Thành phố đã và đang xây dựng các cây cầu với vai trò kết nối không gian đô thị cũ - mới.

- Thành phố Sông Công

Thành phố Sông Công tuy nhỏ nhưng có cấu trúc không gian gọn gàng, sắp xếp khá hợp lí và hiện đại. Về không gian đô thị, thành phố Sông Công được chia làm các khu vực phân khu như: Khu đô thị trung tâm với các chức năng hành chính, chính trị, văn hóa thể thao, dịch vụ (phường Thắng Lợi, Mỏ Chè). Các khu công nghiệp tập trung phía Đông bám dọc tuyến quốc lộ 3 cũ (phường Tân Quang, Lương Sơn, Cải Đan). Khu đô thị dịch vụ công nghiệp, tiện ích (xã Bá Xuyên và phường Bách Quang). Khu vực phía Tây của thành phố Sông Công (các xã Bình Sơn, Vinh Sơn và một phần xã Bá Xuyên) là khu vực nông thôn có địa hình tự nhiên đặc trưng vùng trung du với cảnh quan một phần Hồ Núi Cốc [9].

- Thị xã Phổ Yên

Do lịch sử hình thành và tính chất của đô thị khác nhau nên thị xã Phổ Yên có cấu trúc không gian khác với thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Thị xã Phổ Yên là đô thị mới được thành lập và mở rộng nên không mang chức năng tổng hợp mà chức năng chính là công nghiệp. Tuy nhiên các khu vực chức năng cũng được phân chia khá rõ ràng. Trục thương mại của thị xã Phổ Yên là đường Trường Chinh, chính là một đoạn tuyến quốc lộ 3 cũ nối thành phố Thái Nguyên với Hà Nội và đường Tôn Đức Thắng nối với tỉnh lộ 261, cắt ngang đường Trường Chinh tại ngã 4 Phổ Yên. Thị trấn Ba Hàng và Bãi Bông của huyện Phổ Yên cũ nằm dọc trên 2 tuyến phố trên nên nơi đây có dân cư đông đúc cùng với các nhà văn hóa, các cửa hàng thời trang, ngân hàng, bệnh viện, cửa hàng điện máy, siêu thị, nhà hàng ăn uống, các cơ sở tài chính... Các tuyến thương mại nhỏ xuất phát từ trục thương mại này là phố Nguyễn Cấu, Lý Nam Đế và Trần Nguyên Hãn. Các khu đô thị mới như khu đô thị Nam Tiến, khu đô thị Nam Thái, khu đô thị Đông Tây, khu đô thị Hồng Diện, khu đô thị Tân Việt được xây dựng ở khoảng giữa trục thương mại Trường Chinh, Tôn Đức Thắng và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên [9].

Giai đoạn 2010 - 2018, bộ mặt của thị xã Phổ Yên có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội, vấn đề sử dụng đất đô thị ở đây đã đi theo những xu thế các các lý thuyết phát triển đô thị. Thời gian qua, Phổ Yên là địa phương diễn ra đô thị hóa mạnh nhất trong tỉnh Thái Nguyên. Điều này thấy rõ qua

sự tăng vọt về số dân đô thị, tỉ lệ dân đô thị và sự mở rộng về diện tích đất đô thị, đặc biệt là đất phi nông nghiệp đô thị.

2.4.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang diễn ra đô thị hóa ra đô thị hóa

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là điều tất yếu xảy ra trong quá trình đô thị hóa. Bên cạnh những thay đổi tích cực cho đô thị hóa về kinh tế - xã hội, về cảnh quan và cấu trúc không gian đô thị là những hệ lụy từ việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng. Đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên tập trung ở 3 đô thị lớn và vùng lân cận. Thị xã Phổ Yên có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất nên phải đối mặt với nhiều vấn đề sử dụng đất đô thị trong đô thị hóa. Với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa sử dụng đất đô thị và quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa, tác giả lựa chọn thị xã Phổ Yên làm địa bàn khảo sát nghiên cứu. Phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến được tác giả lựa chọn để điều tra khảo sát cụ thể.

2.4.2.1. Khảo sát về hộ điều tra và tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến

* Số hộ, trình độ của chủ hộ và số lao động trong các hộ điều tra

Ở địa bàn khảo sát, tác giả đã lực chọn 90 hộ để điều tra. Trong đó, có 45 hộ ở phường Đồng Tiến và 45 hộ ở xã Hồng Tiến. Trong 90 hộ trên có 20% số chủ hộ có trình độ Tiểu học, 46,7% số chủ hộ có trình độ Trung học cơ sở, 30% số chủ hộ có trình độ Trung học phổ thông và 3,3% số chủ hộ không đi học. Trung bình mỗi hộ điều tra có 4 nhân khẩu, hộ ít nhất có 2 nhân khẩu, hộ nhiều nhất có 9 nhân khẩu. Trong tổng số nhân khẩu thuộc các hộ đã điều tra, số trẻ em dưới tuổi lao động là 14,7%, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 74,8%, số nhân khẩu trên độ tuổi lao động là 10,5%. Trung bình mỗi hộ điều tra có 3 lao động. Trong đó hộ có nhiều lao động nhất là 8, hộ ít lao động nhất là 0. Trong tổng số người trong độ tuổi lao động được điều tra, số người đang đi làm chiếm 67,6%, số người vẫn đi học chiếm 24,2%, số người không làm việc vì lí do sức khỏe chiếm 5,2%, số người không tìm được việc làm chiếm 3%.

* Thời điểm và lí do thu hồi đất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.

Quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến kéo dài từ năm 2010 đến nay. Trong số 90 hộ điều tra, có 13 hộ bị thu hồi năm 2012, 23 hộ bị thu hồi năm 2013, 8 hộ bị thu hồi năm 2014, 7 hộ bị thu hồi năm 2015, 23 hộ bị thu hồi năm 2016 và 16 hộ bị thi hồi năm 2017. Thời điểm đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều tập trung vào năm 2013 (phường Đồng Tiến) và 2016 (xã Hồng Tiến). Đây là

thời điểm Phổ Yên chuẩn bị các cơ sở để xây dựng khu công nghiệp Yên Bình, nâng cấp đô thị; năm 2016 là thời điểm mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp (Yên Bình I mở rộng và Điềm Thụy) cùng với khu dân cư mới, trung tâm thương mại... Vì vậy, đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ mục đích xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới các công trình công cộng trong khu công nghiệp và đô thị.

Qua điều tra cho thấy, mục đích thu hồi đất khác nhau ở 90 hộ trên. Có 51,1% số hộ bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp (các hộ này tập trung ở phường Đồng Tiến), 33,3% số hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mới (các hộ này tập trung ở xã Hồng Tiến) và 15,6% số hộ bị thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng trong các khu công nghiệp và đô thị.

Theo kết quả điều tra mức độ thu hồi đất: phường Đồng Tiến có 35/45 hộ bị thu hồi đất từ trên 90% đến 100%, xã Hồng Tiến các hộ bị thu hồi hầu như từ 30 - 60% đất nông nghiệp (xem phụ lục 1 - bảng 15). Vì vậy, có thể phường Đồng Tiến sẽ chịu tác động của việc thu hồi đất nặng nề và lâu dài hơn. Ở xã Hồng Tiến do các hộ chỉ mất 1 phần đất nông nghiệp nên chịu tác động ít hơn. Đặc biệt những hộ có đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp nhưng nơi họ ở có đường giao thông đô thị mới đi qua, địa tô thay đổi, hộ gia đình đó sẽ nhận được nhiều thuận lợi hơn.

Bảng 2.15. Lí do và thời điểm thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tiến và xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên Đơn vị hành chính Thời gian thu hồi đất Lí do thu hồi đất Xây dựng khu công nghiệp Xây dựng khu đô thị mới Xây dựng công trình công cộng Tổng số Phường Đồng Tiến 2012 9 3 1 13 2013 17 4 2 23 2014 5 2 1 8 2015 0 0 1 1 Xã Hồng Tiến 2015 1 3 2 6 2016 6 15 2 23 2017 8 3 5 16

Nguồn: xử lí từ số liệu tác giả điều tra

Tùy theo tỉ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi, mà chính quyền địa phương có trách nhiệm trong việc bố trí tái định cư, cấp đất làm dịch vụ, chuyển đổi nghề nghiệp cho những người trong các hộ bị tác động.

* Biến động diện tích đất nông nghiệp trước và sau thu hồi ở địa bàn nghiên cứu

Diện tích đất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu đã biến đổi nhiều trước và sau khi bị thu hồi. Theo kết quả điều tra, trước khi bị thu hồi, diện tích đất nông nghiệp

bình quân là 4,1 sào/hộ. Sau khi bị thu hồi chỉ tiêu này còn 1,3 sào/hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ bị thu hồi 2,8 sào đất nông nghiệp, trong đó phần lớn là đất trồng lúa.

Bảng 2.16. Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu (Đơn vị: sào/hộ)

Đơn vị hành chính Đất nông nghiệp trước thu hồi Đất nông nghiệp sau thu hồi

Phường Đồng Tiến 3,47 0,33

Xã Hồng Tiến 4,77 2,23

Tổng số 4,12 1,28

Nguồn: xử lí từ số liệu tác giả điều tra

Từ bảng 2.16 cho thấy đất nông nghiệp bị giảm đi rất nhiều ở cả 2 địa bàn điều tra, trong đó phường Đồng Tiến đất nông nghiệp bị giảm đi một diện tích rất lớn. Phường Đồng Tiến bị mất nhiều đất nông nghiệp bởi 45 hộ tác giả điều tra đều thuộc tổ dân phố Thái Bình và An Bình (khu tái định cư An Thái Bình). Hầu hết là những hộ có đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Yên Bình. Vì vậy, khi chủ trương được thực hiện, đất nông nghiệp của các hộ này đã bị thu hồi gần hết.

Trong 45 hộ tác giả điều tra ở xã Hồng Tiến nằm ở xóm Mãn Chiêm, Liên Minh, Liên Sơn. Đất nông nghiệp của các hộ này phân bố rải rác ở các khu vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 2018 (Trang 79 - 86)