Cảm hứng đề cao những giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Cảm hứng đề cao những giá trị văn hóa truyền thống

Vùng núi cao nước ta là nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán quý giá. Tuy nhiên trước những biến động của cuộc sống, những phong tục tập quán ấy đang đứng trước nguy cơ mai một. Bằng ngòi bút của mình, với trách

nhiệm của một người công dân có tinh thần trách nhiệm cộng với niềm tự hào về bản săc dân tộc, các nhà văn Tày trong quá trình sáng tác cho thiếu nhi đã viết nên những trang văn được khơi nguồn từ cảm hứng đề cao những giá trị văn hóa truyền thống.

Từ lúc sinh ra đến khi lớn lên được tắm mình trong mạch nguồn văn hóa truyền thống, các nhà văn Tày tôn trọng và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Những nét đẹp văn hóa đó đã đi vào trong những sáng tác của các nhà văn như: thông lệ tạ ơn thầy thuốc, tạ ơn ân nhân (Chân trời rộng mở, Con Mốc của bác Luồng), múa khèn, hát múa “xúa cành”

(Những mạch nước), việc kết nghĩa “lạo tồng” (Chân trời rộng mở, Bản Ngườm Kim, Núi Bó Phạ trở về), tục cho nuôi rẽ trâu bò (Thách đố), truyền thống thờ cúng tổ tiên, sum họp gia đình trong những ngày tết (Đường về với mẹ Chữ), tục đem theo hòn sỏi quê hương khi đi xa (Đường về với mẹ Chữ), tục buộc vía (Làng nhỏ), tục thờ cúng Thành hoàng làng (Làng nhỏ, Con trai Bà chúa Nả), múa xòe (Quả nhạc xòe của mẹ).

Trong Những mạch nước Đoàn Lư đã miêu tả múa khèn trong sinh hoạt truyền thống của đồng bào người Mông: “Thào A Sùng bậm môi, nhảy múa mềm mại như con công. Tiếng khen thiết tha, điệu múa cuồng nhiệt kéo già trẻ bản Slí Điêng đến mỗi lúc một đông. Rồi lần lượt cái khèn được chuyền qua tay Tre Vè Pao và những trai bản khác” [13, tr.73]. Những điệu hát truyền thống cũng được nhà văn nhắc đến với niềm tự hào. Trong đám cưới báo Phùng (Bên dòng Quây Sơn) có cảnh hát lượn rất thú vị: “Những cô gái bản Chi Choi còn mượn hát lượn để ghẹo Chẩn. hát thì có khó gì, họ chỉ hát theo những bài hát cũ. Chẩn sáng tác mấy lời mới cho các bạn phù rể hát, các “chị” tắc liền” [17, tr.69]. Còn đây là điệu hát Then từ xa vang đến: “Văng vẳng nhà ai tiếng hát then mượt mà, tiếng đàn tính ngọt ngào như vị mật ong” [13, tr.59].

Truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu đã đi vào đời sống đồng bào miền núi với những biểu hiện vô cùng phong phú, sinh động. Trong Bên dòng Quây Sơn, báo Phùng trước khi lên đường nhập ngũ đã tìm đến đền thờ Hoàng Lục Đại Vương để thắp một nén hương tưởng nhớ đến vị tướng quân

lừng lẫy một thời. Trong Làng nhỏCon trai Bà chúa Nả, Hà Lâm Kỳ nhắc đến truyền thống thờ cúng vị thành hoàng có công khai hoang khẩn đất, dạy cho dân làng cách trồng lúa nước, cách làm chăn, nhồi đệm… một cách đầy tự hào vì đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của quê hương mình. Vi Hồng trong Đường về với mẹ Chữ nhắc đến tục thờ cúng tổ tiên đầy thành kính và thiêng liêng trong những ngày tết truyền thống. Trong thời khắc giao thừa, những người con trai trong gia đình thắp lên ban thờ tổ tiên một nén nhang tỏ lòng thành kính và xin tổ tiên phù hộ cho việc học tập, làm ăn gặp nhiều may mắn. Và khi những người con đi xa quê thì cha ông đều cố tìm cho một hòn sỏi thật đẹp từ con suối quê để mang theo như mang theo hồn cốt bản làng, khí thiêng sông núi. Tất cả những điều đó chính là sự thể hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của đồng bào miền núi. Mỗi dân tộc, mỗi con người lại có cách thể hiện tình cảm này một cách khác nhau, nhưng tựu chung lại đều là tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim chân thành biết yêu quê hương, biết ơn tổ tiên và những người có công với dân với nước.

Trong Làng nhỏ có cảnh buộc vía, trong Núi Bó Phạ trở về có cảnh bà già Pai đem lễ vật ra giếng Bó Phạ để cúng khi thấy con lợn rừng trở về đem theo đàn lợn con. Đó không phải là hành động của sự mê tín mà nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đồng bào. Buộc vía để tạo niềm tin cho con người, để giữ hồn người không lạc đường lạc lối; cúng tạ tại giếng bản để tỏ lòng cảm tạ trời đất ban yên bình cho dân bản.

Quả nhạc xòe của mẹ là một bài học ý nghĩa về việc bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc. Cậu bé vì tin lời bạn mà đưa quả nhạc cái gia truyền của mẹ cho bạn mượn rồi những đứa bạn hư lại đem bán mất. Trong nỗi ân hận day dứt khi thấy mẹ đi xòe không có quả nhạc cậu kể lại cho mẹ nghe tất cả câu chuyện. Lời mẹ nói với con nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: “Mẹ sẽ chuộc lại quả nhạc, sau này mẹ già, quả nhạc sẽ thuộc về con, rồi thuộc về cháu chắt của mẹ, xưa nay nhà mình giữ được hạnh phúc là nhờ nó, cả bản

làng này giữ được hạnh phúc cũng một phần là nhờ có nó, con ạ” [10, tr.479]. Cậu bé trong câu chuyện đã tự ý thức được quả nhạc xòe ấy quan trọng đến thế nào khi thấy mẹ đi xòe mà ngón tay để trống cộng thêm lời mẹ dặn, tin rằng khi lớn lên cậu sẽ là người có ý thức tích cực trong việc bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Trong sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả Tày dù không dành nhiều trang viết để miêu tả những phong tục, những lễ hội thể hiện bản sắc dân tộc mà chỉ điểm thoáng qua vài chi tiết, nhắc đến trong những câu văn ngắn gọn nhưng cũng đủ để người đọc nhận thấy họ đã có ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc, phong tục tập quán của đồng bào. Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay quá trình hội nhập văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong đó nghiêm trọng nhất chính là vấn đề đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Trẻ em miền núi nói riêng và trẻ em cả nước nói chung khi đến với những tác phẩm này sẽ tìm ra cái hay, cái đẹp của những truyền thống văn hóa lâu đời của các dân tộc trên cả nước để từ đó ghi nhớ, yêu quý và tiến tới là góp phần mình vào công cuộc giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc anh em.

Tiểu kết

Văn học thiếu nhi Việt Nam tuy mới chính thức ra đời sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhưng đã gặt hái được nhiều thành tựu. Từ một đất nước chưa có nền văn học thiếu nhi chúng ta đã có một kho tàng văn học thiếu nhi khá phong phú với nhiều thể loại và khai thác mọi đề tài trong cuộc sống. Văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng đã kịp góp phần mình để làm nên diện mạo đa dạng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số cho thiếu nhi không chỉ làm phong phú thêm kho tàng văn học thiếu nhi về mặt số lượng tác phẩm mà về chất lượng, văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng đã có nhiều tác phẩm được đông đảo giới chuyên môn đánh giá cao mà Đường về với mẹ Chữ của nhà văn Vi Hồng là một ví dụ tiêu biểu. Văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ em miền núi, đồng thời cũng là một món ăn tinh thần mới mẻ hấp dẫn với trẻ em miền xuôi. Trong thời gian tới, với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, hi vọng rằng văn học thiếu nhi miền núi sẽ có sự phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trẻ em miền núi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung.

CHƢƠNG 2.

VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC TÀY NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Thế giới thiên nhiên miền núi dƣới góc nhìn trẻ thơ

Nếu như đồng bằng có đặc trưng là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, miền biển là những con sóng vỗ bờ và những bãi cát trải dài thì trung du miền núi lại khiến người ta liên tưởng đến những cánh rừng ngọn núi. Khi sáng tác cho thiếu nhi các tác giả dân tộc Tày đã không quên đưa vào trong sáng tác của mình những nét đặc trưng của thiên nhiên miền núi. Nhờ đó khi đọc những tác phẩm của họ, trẻ em miền núi sẽ bắt gặp những điều gần gũi với cuộc sống của các em, còn với trẻ em các vùng miền khác thế giới tự nhiên đó lại tạo nên sự tò mò háo hức khám phá điều thú vị, mới mẻ. Đó là một thiên nhiên hoang sơ bí ẩn, đầy đe dọa đối với cuộc sống con người, nhưng cũng là một thiên nhiên gắn bó, thân thuộc trong cuộc sống mưu sinh đầy vất vả của trẻ em miền núi.

2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ kì thú

Đọc những trang văn của các nhà văn Tày viết cho thiếu nhi người đọc như lạc vào mê cung của những đoạn văn tả cảnh núi rừng, sông suối vùng cao vô cùng hùng vĩ và kì thú. Và phải chăng chính điều đó đã phần nào mang lại sự hấp dẫn cho những trang văn của các tác giả này. Đến với vùng cao là đến với những cách rừng đầy bí hiểm nhưng cũng chứa đựng bao điều lí thú. Ở nơi đó có những cánh rừng nguyên sinh, những dòng sông, ngọn núi, và thế giới các loài động thực vật phong phú.

Vốn sinh ra đã thấy rừng, lớn lên sống được cũng một phần nhờ vào những cánh rừng, nhưng thiếu nhi miền núi chưa bao giờ hết ngạc nhiên về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ kì thú mà đại ngàn mang đến. Những cậu học sinh trên con đường tìm về với mẹ Chữ ngạc nhiên, sợ hãi xen lẫn thích thú trước cảnh: “Rừng đại ngàn trải ra trùng trùng điệp điệp tưởng như vô tận trong sương lam chiều mờ xa tít tắp. (…) Đèo Xẻ Pản gần như suốt ngày cây

khóc vì thiếu ánh mặt trời. Khi có con chim đậu, con sóc chuyền cành sương đọng từ những cành lá không bao giờ thấy ánh mặt trời cứ rơi rào rào như mưa mùa hạ. Suốt đoạn đường xuyên rừng dằng dặc, âm u hoang vắng đến điếc tai, mịt mù đến ngạt thở chỉ nghe thấy tiếng chim và tiếng dã thú” [7, tr.27] hay những cảnh: “Măng vầu, măng nứa mọc giữa đường tua tủa như chông gai của lũ quỷ rừng. Đường nhiều đoạn chui dưới mái đại ngàn âm u. Ánh sáng mờ mờ ảo ảo như men theo bờ vực thẳm của địa ngục” [7, tr.11]. Vốn đã quen với cảnh núi rừng vì sinh ra trên mảnh đất lắm núi nhiều rừng ấy thế mà con đường đến trường xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh vẫn gây ra bao ngạc nhiên cho những cậu học sinh Cao Bằng. Dưới cặp mắt quan sát của tuổi thiếu niên, những cánh rừng ấy hùng vĩ nhưng cũng rất đáng sợ như cảnh địa ngục hiện về từ câu chuyện ngày xưa của ông bà vẫn kể. Núi rừng vĩ đại đến mức vượt qua ranh giới của hiện thực, và trở nên hư ảo trong con mắt tuổi thơ.

Lần đầu tiên về thăm quê ngoại, Tiếu đã được cậu em họ dẫn đi khám phá những cánh rừng già nguyên sinh và dưới cặp mắt quan sát của cậu bé tám tuổi, đỉnh Khau Khoang quê hương thật vĩ đại: “Tôi lẳng lặng trao bi đông nước cho nó, mím môi, đổ người về phía trước; dốc đến nỗi tôi có cảm giác gót chân thằng Bưu sắp đụng vào trán tôi thì phải. Càng gần đỉnh kéo Khau Khoang rừng càng rậm rạp, những cây mỡ, cây chẹo, cây sồi… thân to bằng mấy vòng tay người ôm, cành lá um tùm” [30, tr.37]. Chuyến thám hiểm rừng già của hai cậu bé diễn ra thật vất vả khi phải vượt qua đỉnh dốc cao ngất, dựng đứng đến mức tưởng như gót chân người đi trước chạm vào trán người đi sau. Bên cạnh con dốc vĩ đại ấy còn là cánh rừng già với những thân cây to lớn vượt xa trí tưởng tượng của một cậu bé sinh ra ở thị trấn chưa một lần biết thế nào là rừng già đại ngàn.

Đây là một buổi sáng đẹp đẽ trong cặp mắt quan sát của những cậu bé trong chuyến đi cùng bạn bè vào rừng tìm cây mạy phéc về đan lồng bẫy chim: “Lúc này sương tan, mặt trời vượt qua ngọn núi, tung xuống trần gian

những tia vàng rực rỡ. Từ trên những đỉnh đồi nhìn xuống khe, ruộng bậc thang tầng tàng lớp lớp leo tít lên lưng đồi. Phía trước là dãy Khau Cải xám xịt bí hiểm, giơ phần cớm nắng về phía chúng tôi” [14, tr.11]. Có lẽ trong mắt trẻ thơ núi rừng luôn tồn tại những bí hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn khiến các em có chút sợ hãi và đồng thời lại kích thích trí tò mò khiến các em muốn khám phá, tìm hiểu sâu hơn. Có lẽ, tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên của trẻ em miền núi được nhen nhóm một cách vô cùng tự nhiên và giản dị như vậy.

Nói đến vùng núi cao phía Bắc nước ta là nói đến những ngọn núi đá vôi và núi đá vôi ở Việt Nam chủ yếu là những ngọn núi trẻ chưa bị thời gian và những biến động địa chất mài mòn nên núi đá ở Việt Nam khá cao và thường sắc nhọn. Chính những dãy núi đá vôi này đã tạo nên cho vùng núi nước ta một vẻ đẹp kì vĩ. Vì thế các nhà văn miền núi khi tả phong cảnh không thể không nhắc đến vẻ đẹp của những ngọn núi quê hương mình. Đây là những ngọn núi ở Bản Ngườm Kim cao như muốn chạm đến trời xanh, lại như cánh tay ôm ấp che chở cho dân bản: “Núi non ở đây hùng vĩ cao chót vót tận chín tầng mây, những vách đá dựng đứng như những tấm bình phong chở che cho bản nhỏ giữ được bầu không khí thanh bình” [12, tr.70]. Đọc những câu văn trên ta tưởng như mình đang đứng giữa bản nhỏ, ngước mắt lên cao, nhìn ra bốn bề chỉ thấy núi đá cao chạm tới tận trời xanh. Núi đá nơi đây như đang vươn cánh tay vĩ đại của mình ra che chở cho bản nhỏ trước những biến động của cuộc sống, để bản làng luôn có cuộc sống yên bình.

Trong các nhà văn người dân tộc Tày viết cho thiếu nhi, Đoàn Lư là người viết rất nhiều về sông và các con thác. Sông miền núi do địa hình hiểm trở nên thường lắm thác ghềnh. Những ghềnh thác tuy nguy hiểm nhưng lại tạo nên đươc những vẻ đẹp không gì sánh được, là minh chứng hùng hồn về sự vĩ đại của thiên nhiên. Người Cao Bằng nói riêng và người Việt Nam nói chung, ai ai cũng biết ở tỉnh Cao Bằng có thác Bản Giốc vô cùng hùng vĩ. Trong niềm tự hào chung đó, nhà văn Đoàn Lư - thông qua cặp mắt quan sát

của cậu bé Chẩn - đã tả thác Bản Giốc với tất cả tình cảm của một người con sinh ra lớn lên và lập nghiệp ở chính mảnh đất quê hương: “Thác Bản Giốc là một thác lớn, cao và đẹp, chiều rộng vài trăm mét, còn chiều cao thì ngửa hết cổ từ dưới nhìn lên còn chưa thấy hết, Chẩn đoán có khi phải cao đến vài chục thậm chí là cả trăm sải tay người lớn, nước tung bọt trắng, tạo thành hơi nước mát lạnh, bốc lên trời nghi ngút như những cột khói, dưới ánh mặt trời mùa hè, cầu vồng bảy sắc từ thác vắt lên đỉnh núi đá cao vút bên kia sông như muốn hút dòng nước biếc tưới cho đỉnh núi bớt phần oi bức” [17, tr.14 - 15]. Đọc những câu văn trên ta như thấy hình ảnh một cậu bé đứng dưới chân thác đang ngửa cổ, cố gắng nhìn lên đỉnh thác với tất cả sự ngưỡng mộ. Để đáp tấm thịnh tình của cậu bé, ngọn thác cũng hào phóng phô diễn tất cả vẻ đẹp vĩ đại của mình, từ những bọt nước trắng xóa, hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)