Giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 97 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh

Một trong những yếu tố hấp dẫn, tạo được sự thu hút đối với độc giả thiếu nhi là chất dí dỏm, hài hước của tác phẩm. Nắm bắt được tâm lý đó, trong quá trình sáng tác, các nhà văn Tày đã đưa giọng điệu khôi hài, hóm hỉnh vào tác phẩm của mình để tạo ra những tiếng cười hồn nhiên vui tươi cho các độc giả nhí.

Kết hợp giọng điệu khôi hài hóm hỉnh với những nét ngây ngô hồn nhiên của tuổi thơ, trong Những giấc mơ thời thơ ấu độc giả không khỏi bật cười vì cảnh lũ trẻ “cứu chữa” cho đứa bạn ngất xỉu: “Tôi lộn cổ xuống đất, bất tỉnh nhân sự. Lúc lâu mới mở mắt. Thì ra bọn trẻ con cho tôi uống nước tiểu. Khi tỉnh hẳn tôi mới kịp khóc, mấy thằng còn thi nhau tè lấy nước tiểu để xoa bóp cho tôi. Bây giờ tôi cũng không nhớ vị nước tiểu như thế nào. Nhưng thực tế tôi đã được nếm món nước “thánh” của lũ trẻ cùng hội cùng thuyền trong bản” [19, tr.35].

Tuổi thơ ai cũng từng một lần say mê với trò trơi đánh trận giả. Nhưng đánh trận giả “đặc biệt” kiểu này thì có lẽ chỉ có ở miền núi: “Đám trẻ chăn

trâu chúng tôi chia nhau làm quân ta và quân địch đánh trận giả trên đồi mua, bên nào gặp được cây bứa gạo chín thì y như là bên ấy thua trận, vì cả tướng lẫn quân đều quây lại đánh câu bứa gạo trước [10, tr.390]. Tuổi thơ vốn hồn nhiên, hồn nhiên cả trong những trò chơi có phân thắng bại. Hơn nữa tuổi thơ lại mê trái chín và đã là trẻ con miền núi thì làm sao có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những quả bứa ngọt ngào.

Đặt mình vào suy nghĩ của lứa tuổi thiếu nhi, các tác giả đã mang đến một giọng điệu bình luận vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu vừa hồn nhiên dí dỏm: “Thằng nhóc loắt choắt nọ hiện ra, áo phanh ngực để lộ những dẻ xương sườn như đã bị nhịn đói cả năm, hai ống tay áo nó toạc đến tận khuỷu lủng lẳng, quần thì không ra quần ngố, cũng chẳng phải quần đùi, nhìn cứ lùng bùng như cái váy đàn bà… thật ngứa mắt” [30, tr.23]. Quan sát qua cặp mắt trẻ thơ, lại đặt mình vào vị trí của một cậu bé để miêu tả, nhà văn đã viết nên những câu văn hài hước, nhận được sự chú ý và tiếng cười của độc giả.

Kể về kỉ niệm của những ngày tháng gian khổ trên con đường đi học, bên cạnh giọng văn thủ thỉ tâm tình, tác giả còn sử dụng giọng khôi hài hóm hỉnh để làm giảm bớt cảm giác nặng nề, vất vả của một thời gian khổ: “Tôi là người đầu tiên bỏ giày theo gương bạn Hỏn cao lớn. Rồi đến Đặng Lư cũng đi chân trần. Ba chúng tôi quả thấy thoải mái. Tiếp theo ba chúng tôi là những người khác cũng đi chân đất. Nhưng chỉ được chục cây số là các chàng công tử kêu đau chân. Bởi các chàng là con nhà khá giả. Sinh ra và lớn lên chỉ biết ăn và học” [7, tr.13].

Tuổi thơ luôn gắn với sự hồn nhiên, dí dỏm, hóm hỉnh và vô tư. Thấu hiểu được điều đó các tác giả người Tày trong quá trình sáng tác cho thiếu nhi đã sử dụng giọng điệu khôi hài dí dỏm để thỏa mãn tâm hồn luôn yêu thích sự vui tươi của các độc giả nhỏ tuổi. Sự kết hợp giữa việc lựa chọn hệ thống từ ngữ, cú pháp, nhịp điệu, ngữ điệu đã giúp cho các nhà văn làm nên giọng điệu khôi hài dí dỏm trong các sáng tác của mình. Sau những phút giây trầm lắng suy tư với giọng điệu thủ thỉ tâm tình, giọng thương cảm xót xa, với giọng điệu khôi hài, dí dỏm, độc giả sẽ tìm thấy cho mình những giây phút thư giãn thoải mái nhưng không kém phần bổ ích.

Tiểu kết

Để chuyển tải những nội dung tư tưởng, những bài học giáo dục trong sáng tác của mình đến với độc giả thiếu nhi, các tác giả đã lựa chọn được những phương tiện nghệ thuật phù hợp. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hóa thân của người trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật mang những nét đặc trưng của thiếu nhi vùng cao và giọng điệu nghệ thuật phù hợp với đối tượng phản ánh cũng như đối tượng tiếp nhận. Nếu sự hóa thân linh hoạt của người trần thuật đem đến cho độc giả những câu chuyện sinh động, hấp dẫn thì ngôn ngữ nghệ thuật lại tạo ra một không khí miền núi rất riêng trong sáng tác của các nhà văn Tày khi viết cho thiếu nhi và giọng điệu nghệ thuật lại là phương tiện đắc lực giúp truyền tải nội dung tư tưởng của tác giả đến với bạn đọc. Sự lôi cuốn về nội dung, những đặc sắc về nghệ thuật khiến cho những sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi của các tác giả người Tày trở thành món ăn tinh thần được đông đảo bạn đọc yêu mến.

KẾT LUẬN

1. Với tuổi thơ, mỗi cuốn sách hay không chỉ là một người bạn mà còn là một người thầy. Văn học thiếu nhi là người bạn không thể thiếu của tuổi nhỏ, nó đem đến cho các em những giờ phút thư giãn thoải mái và thú vị. Sáng tác cho thiếu nhi còn mở ra trước mắt độc giả nhỏ tuổi những chân trời mới, đem đến cho các em những kiến thức phong phú về cuộc sống về con người, và cả những tri thức khoa học hữu ích. Ngoài ra, sách cho thiếu nhi còn giúp các em hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển ngôn ngữ. Do đó, văn học thiếu nhi chính là món ăn tinh thần không thể thiếu được với các em nhỏ.

2. Ra đời ngay sau khi đất nước dành được chủ quyền, văn học thiếu nhi Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, văn học thiếu nhi luôn theo sát và phản ánh kịp thời những biến động lịch sử của đất nước. Từ sau năm 1945 đến nay, văn học thiếu nhi Việt Nam đã dần hình thành và phát triển tương đối phong phú và đa dạng với nhiều tác phẩm có chất lượng, trở thành những cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi. Hòa chung nhịp phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng đã đạt một số thành tựu nhất định. Các sáng tác dành cho thiếu nhi của các tác giả người dân tộc thiểu số đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng của thiếu nhi miền núi, bởi các em tìm thấy trong những tác phẩm đó cuộc sống của chính bản thân và đồng bào mình. Tuy nhiên đối với bạn đọc trên cả nước và cả với giới nghiên cứu văn học thì văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số là mảng sáng tác khá mới mẻ. Sở dĩ có tình trạng này là do văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số ra đời tương đối muộn so với văn học thiếu nhi Việt Nam. Hơn nữa văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số lại chưa có sự quảng bá rộng rãi trên thị trường sách do đó để tiếp cận với những sáng tác này tương đối khó khăn.

3. Được khơi nguồn từ những kí ức tuổi thơ, từ cảm hứng đề cao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc Tày đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện hơn về thế giới

vạn vật, cuộc sống sinh hoạt và tâm hồn của các em nhỏ dân tộc thiểu số miền núi. Theo chân các nhân vật trong mỗi tác phẩm, ta khám phá ra biết bao điều thú vị về thiên nhiên miền núi. Đó là một thiên nhiên hùng vĩ, kì thú nhưng cũng là một thiên nhiên hoang dã với bao hiểm nguy đe dọa cuộc sống của thiếu nhi và đồng bào miền núi. Nhưng trên hết, thiên nhiên đó luôn tồn tại trong mối quan hệ tương quan với con người. Nếu hiểu và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên luôn là người bạn thân thiết mang đến nguốn sống cho con người.

Những sáng tác văn xuôi của các tác giả Tày giúp chúng ta hiểu hơn về hiện thực cuộc sống của các em thiếu nhi dân tộc thiểu số. Trong khó khăn, thiếu thốn, vất vả nhưng các em luôn có tinh thần vượt khó để chinh phục tri thức, thực hiện ước mơ, luôn chăm chỉ, cần cù trong lao động. Đặc biệt, tình yêu sâu sắc với quê hương luôn thôi thúc những thiếu nhi miền núi có những hành động thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương. Ngoài ra, đọc những sáng tác này, ta còn hiểu hơn về những thiệt thòi cả về vật chất và tinh thần của trẻ em miền núi. Các nhà văn đã thay mặt thiếu nhi dân tộc gửi đến cho độc giả một thông điệp về tinh thần đùm bọc, sự sẻ chia, đồng thời cũng góp một tiếng nói thiết tha về lòng tin yêu cuộc sống, hoặc những bài học bổ ích, lý thú thông qua thế giới những loài vật thông minh, ngộ nghĩnh, gắn bó với tuổi thơ miền núi.

4. Tâm huyết với văn học thiếu nhi và lòng yêu thương con trẻ, các nhà văn Tày đã huy động toàn bộ vốn sống và tài năng của mình để xây dựng nên những tác phẩm sinh động và hấp dẫn với trẻ em vùng núi. Bằng nghệ thuật miêu tả ngoại hình và khắc họa nội tâm nhân vật, các tác giả đã xây dựng thành công những nhân vật thiếu nhi mang những nét hồn nhiên, trẻ thơ, thể hiện được điệu tâm hồn của người miền núi. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật kết hợp với giọng điệu phong phú và ngôn ngữ giàu bản sắc văn hóa dân tộc được khai thác phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các tác giả đã mang đến cho độc giả nhỏ tuổi, nhất là độc giả thiếu nhi miền núi những món ăn tinh thần bổ ích, hấp dẫn.

5. Bên cạnh những thành công đã đạt được, sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả dân tộc Tày vẫn còn một số hạn chế nhất định. Phần lớn các tác phẩm văn xuôi của các tác giả Tày dành cho thiếu nhi chủ yếu khai thác những đề tài và sử dụng bút pháp nghệ thuật truyền thống. Qua khảo sát, chúng tôi chỉ thấy có duy nhất bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Lêna - Kítti

(3 tập) của Đoàn Lư được viết theo kiểu truyện khoa học viễn tưởng mang tính mới mẻ, hiện đại. Có thể coi đó là “một con chim lạc loài đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại”. Mặc dù còn những nhược điểm như nặng về phô diễn kiến thức, ngôn ngữ nhân vật chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi,

Lêna - Kítti vẫn xứng đáng là thử nghiệm đáng tự hào của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số. Về nghệ thuật, các sáng tác cho thiếu nhi của các tác giả Tày vẫn có những vấn đề cần bàn luận. Cách sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái dân tộc tưởng chừng là điểm mạnh nhưng cũng chứa đựng nhiều bất cập trong sáng tác của các nhà văn. Do ảnh hưởng lối diễn đạt của đồng bào dân tộc thiếu số, nên đôi khi câu văn, đoạn văn còn chưa được trau chuốt. Những từ tiếng dân tộc được đưa trực tiếp vào tác phẩm mà không có phiên âm gây ra những khó khăn trong quá trình đọc của những đọc giả không biết tiếng Tày. Tuy nhiên, với những gì mà các nhà văn dân tộc Tày đã thể hiện cũng cho chúng ta cảm nhận được sự tâm huyết dành cho thiếu nhi của họ thật đáng trân trọng.

6. Từ thực tế nghiên cứu văn học viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc Tày, chúng tôi nhận thấy hiện nay văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn chưa có một “đời sống thị trường” thực sự mà chủ yếu được cấp phát, phân phối về các trường phổ thông ở miền núi để phục vụ miễn phí cho độc giả nhỏ tuổi là trẻ em dân tộc thiểu số. Ngay cả nguồn cấp phát này cũng không phải là thường xuyên, liên tục. Làm sao để văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số có thể đồng hành cùng bạn đọc nhỏ tuổi miền núi thường xuyên, liên tục? Đây cũng là một thực trạng đáng báo động và cũng là những trăn trở của các nhà nghiên cứu tâm huyết đối với đời sống văn học dành cho trẻ em, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa vốn còn nhiều khó khăn. Có lẽ chúng ta cần

phải tăng cường nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể giới thiệu và quảng bá cho đông đảo bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi ở các vùng miền trong cả nước về một mảng văn học mang bản sắc riêng độc đáo, đa dạng và có nhiều giá trị tiêu biểu nhưng chưa được khám phá ở bề sâu và diện rộng.

Qua công trình này, chúng tôi hy vọng xới lên những vấn đề còn bỏ ngỏ để đón đợi những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này nhằm góp phần minh triết, lí giải, khẳng định những đóng góp của các tác giả văn học dân tộc thiểu số viết cho thiếu nhi vào dòng chảy chung của văn học nước nhà. Qua đó khẳng định vị trí của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số trong đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam hôm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Diệu (2003), Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

2. Nguyễn Thị Dịu (2007), Nghệ thuật xâu dựng nhân vật thiếu nhi trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” của Mark Twain, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

3. Đinh Thị Minh Hảo (2009), Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

4. Nguyễn Thị Hoa (2011), Lí luận văn học và văn học trẻ em, Đề cương bài giảng, ĐHSP Thái Nguyên.

5. Vi Hồng (1990), Người làm mồi bẫy hổ, Nxb Kim Đồng. 6. Vi Hồng (1995), Thách đố, Nxb Kim Đồng.

7. Vi Hồng (1998), Đường về với mẹ Chữ, Nxb Kim Đồng.

8. Vũ Thị Thanh Huyền (2012), Đoàn Ngọc Minh “cất nỗi buồn vào trang viết”, (Nguồn: http:// baocaobang.vn /Van – hoc –nghe – thuat/ Doan – Ngoc – Minh – cat – noi – buon – vao – trang – viet/ 7987.bcb.

9. Ma Văn Kháng (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, tập 2, Nxb Giáo dục.

10. Hà Lâm Kỳ (2014), Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, Nxb Hội nhà văn.

11. Nông Quốc Lập (2009), Phía sau đỉnh Khau Khoang – một tập truyện thiếu nhi đặc sắc, (Nguồn: http:// web.cema.gov.vn/ modules. Php?name=Content&op=details&mid=117448662).

12. Đoàn Lư (1995), Miếng hiểm cuối cùng, Nxb Kim Đồng. 13. Đoàn Lư, (1997), Tướng cướp hoàn Lương, Nxb Kim Đồng.

14. Đoàn Lư (1997), Kỉ niệm về một dòng sông, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh, (Tái bản 2013); Kỉ niệm về một dòng sông, Nxb Hội nhà văn, 2007.

15. Đoàn Lư (1998), Ngựa hoang lột xác, Nxb Văn hóa dân tộc. 16. Đoàn Lư (1999), Quái cẩu Pi – tơ – chun, Nxb Kim Đồng. 17. Đoàn Lư (2000), Bên Dòng Quây Sơn, Nxb Kim Đồng.

19. Đoàn Lư (2009), Lêna - Kítti Cô bé siêu nhân, Nxb Văn học.

20. Đoàn Lư (2010), Lêna – Kítti Thiên thần của tình yêu, Nxb Thanh niên. 21. Đoàn Lư (2012), Lêna – Kítti Ảo thuật gia của sự hồi sinh, Nxb Dân Trí. 22. Đoàn Lư (2013), Li Kì Xuyên Sơn, Nxb Kim Đồng.

23. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

24. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

25. Lã Thị Bắc Lý (2012), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Ngọc Lương (chủ biên, 2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Mỹ thuật.

27. Nguyễn Thị Hoa Mai (2001), Đề tài thiếu nhi trong sáng tác của Xuân Quỳnh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

28. Đoàn Ngọc Minh (2000), Cánh chim, Nxb Kim Đồng

29. Đoàn Ngọc Minh (2003), Núi Bó Phạ trở về, Nxb Kim Đồng.

30. Đoàn Ngọc Minh (2003), Phía sau đỉnh Khau Khoang, Nxb Kim Đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)