Thiên nhiên là bạn, là nguồn sống của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 48 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Thiên nhiên là bạn, là nguồn sống của con người

Dù có những lúc ẩn chứa những hiểm nguy đe dọa tính mạng của con người, nhưng thiên nhiên vùng núi cuối cùng vẫn luôn là bạn của con người. Những cánh rừng, dòng sông, ngọn núi cung cấp cho con người biết bao sản vật để phục vụ cho cuộc sống. Cảnh đẹp của núi rừng, sông suối là nơi con người thả hồn vào để tìm kiếm sự thanh thản, thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi. Và đặc biệt với trẻ em, thiên nhiên luôn là một thế giới diệu kì và hấp dẫn mời gọi sự khám phá.

Theo mẹ về thăm ông ngoại, lần đầu tiên được vào rừng, cậu bé Tiếu say mê khám phá khung cảnh núi rừng và phát hiện ra bao nhiêu điều thú vị: “Tôi nằm ngửa mặt lên trời, bầu trời trong xanh, thỉnh thoảng có đám mây trắng như bông lãng đãng trôi, những tia nắng xiên qua vòm lá sả gài như muôn ngàn ống khói đậu xuống nền cỏ thành bông hoa nắng đung đưa, một

đàn bướm đủ màu sắc: đen, trắng, xanh lam, đốm… đuổi nhau bay vòng tròn đẹp như tranh vẽ” [30, tr.41]. Khung cảnh thiên nhiên yên bình đẹp đẽ ấy đã ru cậu bé vào giấc ngủ trưa êm đềm để tiếp sức cho hành trình thám hiểm đỉnh Khau Khoang cao ngất choáng ngợp. Trong những ngày hè ở nhà ông ngoại, Tiếu đã được em họ mình là Bưu dẫn đi khắp mọi nơi, khám phá thiên nhiên vùng núi. Dưới sự hướng dẫn của Bưu, lần đầu tiên trong đời Tiếu biết thế nào là đi hái nấm, nhặt trứng gà rừng, được nếm vị ngọt của những trái dâu da đất hái ngay từ trên cây, biết củ “mẳn sièn” là củ mài nấu chè ăn rất mát và bổ, biết cây “mạy tàn” đan chiếu nằm vừa mềm vừa mát, biết đi bắt ốc suối, cá sông. Cuộc sống gắn bó với núi rừng đã mê hoặc Tiếu, khiến cậu không còn muốn về thị trấn nhỏ bé chật chội của mình nữa. Cậu đã có một suy nghĩ vô cùng ngây thơ đó là sẽ ở lại và hàng ngày đi nhặt trứng gà rừng và hái nấm nuôi ông.

Thiên nhiên vùng núi còn có vô số các loài chim. Đó là một thế giới đầy hấp dẫn, là niềm say mê muôn đời của tuổi thơ. Trong các sáng tác của bốn tác giả người Tày viết cho thiếu nhi có cả một thế giới các loài chim, loài nào cũng có vẻ đẹp và những điều thú vị riêng. Làng nhỏ của Hà Lâm Kỳ là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nhưng trong đó nhiều nhất là yểng: “Trong làng, nhiều hơn cả là chim yểng, chim yểng to hơn chim vẹt một chút, màu sặc sỡ. Khi cả đàn cất cánh sà vào đồi chuối đỏ tươi kia lập tức lóng lánh khác nào như bầy chim chích lửa sà vào vườn mận đang độ trắng hoa” [10,

tr.358]. Dưới con mắt quan sát của trẻ thơ, thế giới chim muông hiện lên rực rỡ đầy màu sắc. Vẻ đẹp của các loài chim sinh sống trong Làng nhỏ như dắt các em vào thế giới cổ tích. Khung cảnh đẹp đẽ ấy đã góp phần nuôi dưỡng nên những tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cái đẹp, biết yêu thiên nhiên. Trong

Những giấc mơ thời thơ ấu của Đoàn Lư cũng tái hiện một thế giới sinh động các loài chim sinh sống ở quê hương ông. Đó là nhưng chú chích chòe nhỏ bé tuy thích vào ăn vụng tằm nhà nuôi nhưng vẫn được quý mến bởi người ta quan niệm rằng chích choè kêu là báo niềm vui nhà có khách. Chim

chích cũng là loài chim có biệt tài xây tổ rất đẹp: “Chim chích làm tổ vào đầu mùa hè, tổ nó được làm bằng lá cây và bông gạo. tôi nghĩ là không có loài chim nào lại khéo làm tổ bằng chim chích (…). Chim chích chọn cây có lá to bản để làm tổ. Nó kéo hai mép lá cây lại rồi dùng mỏ đục thủng xâu qua đó một sợi bông gạo đã được xe lại chắc chắn. Công việc cứ thế tiến triển dần. Vài ngày là nó khâu xong một cái túi bằng lá cây. Sau đó nó lấy bông gạo lót thành một cái tổ mềm mại, kín đáo” [18, tr.91 - 92]. Đó là những chú chim “nốc voèn” có hình dạng giống như vẹt, mỏ khoằm, lông màu hung, chỉ lớn bằng cỡ chim chích chòe nhưng lại là loài chim ăn thịt rất thích săn chim chích chòe và ong mật. Đó là những con chim ngói: “thân hình thon thả hơn, bay nhanh hơn bồ câu nhà. Lông nó màu xám xanh, phần lông cổ ngả màu nâu đỏ, óng ánh như xà cừ trông thật thích mắt.” [18,

tr.75]. Đó còn là vô số các loài chim khác như: chim phường chèo có bộ lông sặc sỡ, vui nhộn; chim ri: “To cỡ chim sẻ lông màu nâu nhạt, một số rất ít có màu nâu chuyển thành đen có vằn nâu hoặc trắng nhạt. Đặc biệt mỏ chim ri hình nón, ngắn cũn, to, đen” [18, tr.108]; đó còn là những con chim sáo, chim yểng có thể dạy nói tiếng người, chim họa mi hót rất hay con trống biết bảo vệ lãnh thổ của mình bằng những trận chiến nảy lửa nên có thể huấn luyện thành chim chọi và một con chim chọi hay thì vô cùng quý giá: đó là những con chin én hiền lành bay đến mỗi khi mùa màng đã gặt xong hay mỗi lúc xuân sang. Chim én bay về càng nhiều thì chứng tỏ mùa màng càng bội thu, nhà nhà no ấm. Chim én cũng có cách xây tổ rất độc đáo: “Tổ chim én xây bằng những hạt bùn đất được nhào nặn thành viên dính vào vách đá hay tường nhà, phía trong được lót bằng cỏ, lá cây hay bông” [18, tr.187]. Rõ ràng, thế giới muôn loài chim phong phú, đa dạng, độc đáo đã trở thành khu vườn cổ tích của tuổi thơ miền núi.

Những em bé trong sáng tác của các nhà văn Tày đều say mê bẫy chim, bẫy thú. Và trong sáng tác của các tác giả, người đọc nhận thấy trẻ em miền

núi rất quen thuộc với kiểu bẫy chim bằng chiếc lồng bẫy đan từ cây “mạy phéc”. Nhưng đáng chú ý ở đây là các em rất có ý thức bảo vệ thiên nhiên chứ không phải là làm mọi cách để thỏa mãn thú vui của mình mà giết hại các loài chim thú vô tội. Điều này có lẽ xuất phát từ truyền thống của người miền núi, họ sống nhờ rừng nên rất có ý thức bảo vệ rừng. Cậu bé Hưởng trong

Những giấc mơ thời thơ ấu là một tay đặt bẫy thiện nghệ, nhưng không phải bất cứ con vật nào trúng bẫy cậu cũng bắt, Hưởng đã nói với bạn mình rằng: “Rừng thiếu gì muông thú mà lại nỡ làm thịt một mái gà đang nuôi con” [18, tr.158]. Những cậu bé trong Làng nhỏ cũng rất có ý thức khi chỉ bắt những loài chim chóc gây hại còn những loài khác thì giữ gìn để chúng bảo vệ mùa màng và cất tiếng hót góp vui cho làng bản. Như vậy, các em nhỏ không chỉ biết nhận những gì thiên nhiên ban tặng mà luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Thiên nhiên là bạn của tuổi thơ và ngược lại tuổi thơ cũng chính là người bạn thân thiết của thiên nhiên.

Núi rừng với hệ thực vật phong phú đem đến cho con người vô số các loài hoa đẹp. Thiếu nhi miền núi sống gần với núi rừng nên từ nhỏ đã được biết đến bao nhiêu loài hoa của núi rừng: “hoa coỏng, hoa gạo, hoa chuối rừng đỏ sẫm, hoa bươm bướm, hoa làng tang cánh trắng tinh nhưng ống nụ lại xòe vàng như ngôi sao nhỏ xíu; hoa kè thì gần như hoa núc nác mà thơm ngát rừng, rồi hoa đùm đũm đỏ tươi, hoa mua hoa sim tím dịu dàng, hoa anh túc lung linh năm sắc, hoa bồng bồng ngào ngạt. Những quả đồi nhiều hoa, những đoạn suối nhiều hoa, đến cả người lớn còn thích mê mắt huống gì là trẻ con, nên họ gọi những đoạn suối nhiều hoa là suối hoa, tiếng Tày là khuổi boóc, còn những quả đồi là phia boóc tức là núi hoa” [10, tr.388 - 389]. Thiên nhiên trong Làng nhỏ của Hà Lâm Kỳ là thế giới của các loài hoa đến mức tác giả còn thắc mắc “làng nhỏ như vậy mà có bao nhiêu thứ hoa quý”

[10, tr.387]. Trong các loại hoa ở làng, hoa ban là loài hoa gắn với câu chuyện về một người con gái bất hạnh cho nên hoa ban lúc nào cũng “trong trắng và

mềm mại” [10, tr.387]; hoa gió là loài hoa hàng năm được người dân cắt vào nhà thờ trong dịp tết, cô em gái của cậu bé Hà trong câu chuyện đặc biệt khéo léo trong việc chọn những chùm hoa đẹp nhất để cắm trên bàn thờ tổ tiên và có lẽ không gì đẹp bằng một đồi gió đang độ đơm bông: “Bạt ngàn rừng gió, từng chùm hoa chúc xuống mềm mại, những chúm nụ phớt hồng, những ô cánh đượm sắc, một cành gió nhỏ bằng ngón tay có tới hàng trăm nụ, hàng ngàn đài hoa trông như những bàn tay nhỏ xinh đang vẫy” [10, tr.388]. Có lẽ làng nhỏ này nên đổi tên thành làng hoa mới đúng, vì muôn loài hoa đang cùng nhau phô sắc tỏa hương ở nơi này để tạo thành một khung cảnh vô cùng đẹp đẽ đầy ấn tượng.

Thiên nhiên vùng núi còn cung cấp cho con người những loại trái cây ngọt lành mà người ta có thể ăn chơi hoặc cũng có thể sống nhờ vào đấy. Cha con Thàn trong Người làm mồi bẫy hổ sống nhờ nghề đi hái quả rừng. Quả của những cây trám chúa là món hàng được nhiều người ưa chuộng vì:

“Những quả trám trông cứ béo mập ánh lên mỡ màng. Loại trám như thế ăn ngọt bùi lại thơm mùi tóp mỡ” [8tr.9]. Còn những quả đài hái ngon lành mỗi năm nuôi anh em Thàn béo tốt suốt nửa năm trời thì lại càng đặc biệt: “Cái thứ quả có năm mùi ngọt ngon bùi thơm… Ăn chắc dạ như ăn cơm nếp với thịt quay. Thật là thứ quả quý bậc nhất của rừng già. Thân đài hái là dây leo. Những dây đài hái to bằng cổ tay leo lên những cây cổ thụ. Có cây có hàng nghìn quả. Quả đài hái có những cây sớm có thể ăn nhân nó từ cuối tháng sáu ta. Tháng mười ta đài hái già, ngon, sang tháng giêng hai quả sắp mọc mầm ăn không bùi thơm nữa” [5, tr.14]. Quả đài hái được Hà Lâm Kỳ nhắc đến trong Làng nhỏ và trong Những đứa con lên núi. Ở tác phẩm Những đứa con lên núi Hà Lâm kỳ đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện về những đứa trẻ vì sống lâu ở rừng mà biến thành những con tườu, con khỉ, khi cha mẹ đến đón về thì chúng không về nữa, những món ăn cha mẹ chuẩn bị để đón con biến thành những sản vật của rừng, trong đó miếng mỡ lợn biến thành quả

đài hái nên đài hái khi ăn có vị béo ngậy rất thơm ngon. Vì ngon lành như thế nên lũ khỉ rừng sau khi được Nen (Người làm mồi bẫy hổ) huấn luyện thì rất thích ăn thứ quả này và hàng ngày chăm chỉ cần mẫn đi hái về để Nen nướng cho chúng ăn. Nhờ những quả rừng mà những em bé nhà nghèo có thêm một nghề mưu sinh, một nguồn sống lâu bền. Rừng quan trọng với con người biết bao và nếu con người không phụ rừng thì rừng cũng sẽ không bao giờ phụ người là vì lẽ ấy.

Mùa nào thức ấy rừng cung cấp cho con người biết bao quả ngọt. Bao thế hệ thiếu nhi trong Làng nhỏ say mê với vị ngọt của rừng. Mùa nào thức ấy, các loại quả rừng rất phong phú, đa dạng: “Mùa tháng năm thi nhau hái quả dùi, quả dùi trắng mọng tua tủa trên thân cây mềm mại ven nương. Cứ ra đến ruộng là mấy chị lại tạt vào ven chặt vài ba cành dùi kéo ra bờ ruộng ngồi nhấm mút rồi mới đi làm” [10, tr.389]. Tháng bảy là mùa quả bứa. Câu

“ngang cành bứa” của người Việt ta có lẽ ai cũng biết, nhưng cái vị bứa ra sao thì chắc chỉ có đồng bào vùng cao mới được thưởng thức: “Cây bứa nhà thằng Ngư sai rúc rỉu, tôi tha hồ lần tay chọn những quả vàng sẫm, mềm vỏ, ngắt ném xuống. Thằng Ngư đứng dưới chìa cái rổ có lót lá tế đón lấy từng chùm quả, quả to bằng nắm tay, tròn hơn quả dọc, quả dọc cùi mỏng nên bửa ra ăn ngay được, còn quả bứa cùi dày đến nửa phân phải dùng dao cắt khoanh rồi bửa đôi, hai mảnh vỏ ngả ra để lộ ba bốn múi cùi màu mỡ gà ngọt lịm. Quả dọc có nhớt, nhiều hạt, ăn chua chua, quả bứa thì ngược lại” [10, tr.390]. Rừng còn có quả vú bò mà trẻ em miền núi rất thích “dây vú bò mọc la liệt trên đồi, quả rất giống quả nhót, có bụi phấn như quả nhót nhưng to bằng ngón chân cái, bóc ăn lại toàn bột, ngọt lử” [10, tr.390 - 391].

Miền núi đâu chỉ có rừng với các loài cây trái, muông thú, sông suối miền núi cũng hào phóng ban tặng cho con người biết bao nhiêu loài cá tôm như Đoàn Lư đã viết: “Sông Quây Sơn lắm tôm cá, đồng ruộng mùa mưa cũng nhiều cá. Những hôm trời mưa to trẻ con dùng vợt xúc cá ở mương, ở

khe lạch còn được bữa ăn thoải mái cho cả nhà” [17, tr.70]. Với những đứa trẻ nhà nghèo, bữa cơm gia đình có thêm chút thức ăn cũng là nhờ việc đi câu cá. Trong Thách đố cô bé Nai Nị đã rất vui mừng khi thấy Hoàng đi câu được nhiều cá bởi: “Thế này thì tối nay và cả ngày mai mẹ anh có thức ăn rồi” [6, tr10] vì cô biết nhà Hoàng rất nghèo, bình thường chỉ ăn cháo chứ không có thức ăn. Cậu bé Ngộ trong Kỉ niệm về một dòng sông cũng dựa vào tài câu cá của mình mà kiếm được thức ăn cho cả gia đình. Hình ảnh một cậu bé: “Trời tối hẳn, nó mới ra thả câu. Tảng sáng hôm sau đi thu câu, nên không biết nó cắm câu ở chỗ nào” [14, tr.38] khiến cho người đọc day dứt khôn nguôi về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo miền núi.

Nếu không phải vất vả để kiếm miếng ăn thì với những đứa trẻ câu cá, bắt cá lại là một niềm vui, một kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ. Nhân vật tôi (Kỉ niệm về một dòng sông) đã vô cùng sung sướng khi lần đầu tiên trong đời đi câu một mình và bắt được một chú cá vừa to vừa đẹp đẽ: “Một con cá đỏ rực đang giãy đành đạch, trượt dần về phía đồi cát mé nước. Tôi vội lao về phía con cá, dùng cả hai tay chộp bắt. Nhưng nó giãy rất khỏe, buộc tôi phải đè cả người vào nó, ngón tay túm chặt vào mang. Hú vía, chỉ còn ba bước chân nữa thì con cá đã quay ngược về sông nước. Tôi mừng quá đến phát run cả người. Một con cá chép to phải bằng hai bàn tay tôi ghép lại, những cái vảy đều tăm tắp, đỏ chói. Người quê tôi gọi là chép lửa” [14, tr.21]. Chẩn trong Bên dòng Quây Sơn cũng nhiều lần được tận hưởng niềm vui bắt được cá, nhất là lần câu được con cá sộp nặng tới chín cân, hay tay không bắt được chú cá thuộc giống cá Trầm hương nổi tiếng. Nhân vật Bưu trong Phía sau đỉnh Khau Khoang thậm chí bắt cá bằng cách vô cùng liều lĩnh là lặn xuống đáy sông dùng tay mò bắt cá trong các hang hốc… Quả thực bắt cá là một niềm vui không gì so sánh được với lứa tuổi thiếu nhi.

Thiên nhiên miền núi đem lại cho tuổi thơ biết bao nhiêu điều lí thú. Tuổi thơ miền núi không chỉ được tận hưởng không khí trong lành và những cảnh đẹp của núi rừng, mà núi rừng còn tặng cho các em nguồn sống, đem

đến những lương thực, thực phẩm cho cuộc sống còn nhiều thiếu thốn của các em. Các tác giả cũng đưa vào trong sáng tác của mình những lời khuyên về cách ứng xử với thiên nhiên, và lời cảnh báo về việc thiên nhiên đang bị tàn phá. Trong Làng nhỏ người bà dặn cháu bằng câu nói rất ngắn gọn “Mùa nào rừng có thức ấy, biết giữ gìn nó, nó sẽ nuôi sống con người, còn nếu không biết giữ gìn, con người sẽ chết dần chết mòn theo nó” [10, tr.391]. Lời dặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc tày (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)