Quan niệm về các tầng thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 84 - 89)

6. Bố cục

3.1.1. Quan niệm về các tầng thế giới

Suy cho cùng, mọi hoạt động, nghi lễ đều bắt nguồn từ quan niệm. Ý thức tâm linh là cái gốc làm nảy sinh những nghi thức tín ngưỡng. 20 thiên truyện trong Truyền kỳ mạn lục đề cập đến các nhân vật, sự kiện, tình tiết, đề tài khác nhau, nhưng quan niệm tín ngưỡng chi phối tất cả các yếu tố đó lại tương đối thống nhất. Đó cũng là quan niệm lâu đời trong dân gian về thế giới quan, vũ trụ quan mà Nguyễn Dữ không phải người phản ánh đầu tiên và duy nhất.

Lý giải thế giới đang sống và phỏng đoán về sự tồn tại thiêng liêng của các không gian trên trời, dưới đất, trong nước, trên ngàn luôn là nhu cầu của loài người, ở tất cả các nền văn hoá và học thuyết tôn giáo. Trong truyện dân gian đông tây kim cổ, ta dễ dàng bắt gặp sự hiện diện của không gian trên trời (thiên đình, thiên đường, tiên giới…), dưới đất (âm ty, địa phủ, địa ngục…), trong nước (thuỷ cung, long cung, hố thuồng luồng…), trên núi (sơn cung, đại ngàn…). Tín ngưỡng dân gian của Người Việt có loại hình Tam Phủ, Tứ Phủ, bản chất thể hiện niềm tin và sự tôn thờ đối với những không gian thiêng liêng của vũ trụ: Trời, Đất, Nước, Núi. Để linh thiêng hoá và hướng sự thờ cúng đến những đối tượng nhất định, người ta đồng nhất các không gian ấy với những vị thần tối cao án ngữ 4 vùng: sơn thần, thuỷ thần, thổ địa, Thiên Tiên Thánh Mẫu, Địa Tiên Thánh Mẫu, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn…

Xuất phát từ quan niệm chung, khi xây dựng tác phẩm văn học, các nhà văn lại vận dụng trí tưởng tượng của mình để khắc hoạ các tầng vũ trụ với nhiều chi tiết kỳ ảo và nhân vật tâm linh. Trong Truyền kỳ mạn lục, vũ trụ quan tâm

linh thể hiện rất rõ ràng, sinh động trong 10/20 tác phẩm (xin xem Bảng 4 phần Phụ lục, trang 119)

3.1.1.1. Cõi trời

Cõi trời (không gian thiên giới) xuất hiện trong các truyện: Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Người thiếu phụ ở Khoái Châu, Chuyện gã Trà đồng giáng sinh, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào… Cảnh sắc thiên giới được

Nguyễn Dữ miêu tả chủ yếu bằng ngòi bút ước lệ tượng trưng, không đi sâu vào tiểu tiết mà khắc hoạ cái thần thái cốt cách, đủ để người nghe tưởng tượng về sự nguy nga tráng lệ. Trong Câu chuyện ở đền Hạng Vương, sau khi đề thơ với

những lời châm biếm nhẹ nhàng vị tướng Tàu từng bị thất trận ở đất Nam, Hồ Tông Thốc trở về nhà trọ, rượu say nằm ngủ, lạc vào chiêm bao. Ở đó, ông được dẫn đến một nơi “cung điện nguy nga, quan hầu đứng sắp hàng răm rắp, Hạng

vương đã ngồi chờ sẵn, bên cạnh có cái giường lưu ly”. Đó là hình dung về nơi

ở trên thiên giới của vị tướng họ Vũ. Trong một truyện khác, khung cảnh cõi trời được tái hiện chi tiết hơn, không chỉ bằng hình ảnh mà còn bằng mùi vị, xúc giác. Ấy là chuyến phiêu du lên thiên tào của Phạm Tử Hư. Vốn là học trò sáng dạ, biết vâng lời thầy tiết chế thói kiêu căng, tu tâm dưỡng tính, lại ở ăn tình nghĩa “Khi Dương Trạm chết, các trò đều di tản cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để

chầu chực”, cho nên, Tử Hư mới có cuộc hội hội kỳ duyên với người thầy quá

cố và được thoả nguyện chiêm ngưỡng thiên tào. Chuyến đi của chàng mang đầy yếu tố kỳ ảo: “Tử Hư được theo thầy ngồi ở một bên xe, rồi cỗ xe thẳng đường

bay lên. Lên đến trên trời, Tử Hư thấy một khu có những bức tường bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những toà lầu châu điện ngọc, vằng vạc sáng như ban ngày, sông Ngân bến sao, ôm ấp sau trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sáng chói mắt, trông xuống cõi trần mọi cảnh vật đều bé tủn mủn”.

Không khai thác sâu vào cảnh vật nguy nga, truyện Người thiếu phụ ở Khoái Châu, Chuyện gã Trà đồng giáng sinh lại khắc hoạ những công việc, sinh

hoạt của chư tiên trên thiên giới. Nhị Khanh vì hiếu hạnh, thác oan nên được hoá tiên đi xe mây, làm mưa gọi gió. Tích Thiên Tích con trai Dương Đức Công vốn là gã trà đồng của đức Thượng Đế hàng ngày làm bạn với các vị chư tiên ở cung Tử Vi, cùng chia sẻ thú vui pha trà, uống rượu, bàn chuyện trần thế, thiên đình. Dương Trạm (Chuyện Tử Hư lên chơi thiên tào) vì “giữ điều tín thực đối với

thầy bạn, quý trọng những giấy tờ có chữ” nên được làm chức trực lại ở cửa Tử

Đồng, đi mây về gió: “Trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng

kiệu ngọc bay lên trên không, kế lại có cỗ xe nạn hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc”.

Cõi nước hay không gian thuỷ phủ, long cung cũng xuất hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu như: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện đối tụng

ở Long Cung. Ở Chuyện người con gái Nam Xương, thuỷ cung là nơi để Vũ Thị

gột rửa hàm oan, lấy dòng nước trong mà khẳng định lời thề trong sạch: Kẻ bạc

mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Trái lại, động thuông luồng dưới làn nước lại là nơi gây nghiệp hoạ

đối với Dương phu nhân. Nàng bị thần Thuồng Luồng bắt đi khi vào một đêm trăng thanh gió mát: “Đến xem chỗ cái đền ngày trước thì mặt sông phẳng lặng,

trăng chiếu lạnh lùng, thấy có áo xiêm của Dương Thị ở đó”. Cũng giống như

tưởng tượng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian, thuỷ cung trong Truyền kỳ mạn

lục là một thiên cung đặc biệt với bọt nước, cá tôm, với lâu đài lộng lẫy: “Phan trông thấy cung gấm đài dao, nguy nga lộng lẫy không biết là mình đã lạc vào trong thủy tinh cung, Linh Phi bấy giờ mặc tấm áo cẩm vân dát ngọc, đi đôi giày mầu ráng nạm vàng” (Chuyện người con gái Nam Xương), “Trời đất trong sáng, lâu đài chót vót, từ nhà đến thức ăn đều là những vật ở nhân gian không có”

(Chuyện đối tụng ở Long Cung).

Mặc dù rừng núi xuất hiện khá nhiều trong Truyền kỳ mạn lục (Chuyện đối đáp của người tiều phu Núi Na, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang) bởi núi non gắn với chuyện ở ẩn an cư, tu tiên luyện

đạo của các đạo sĩ nhưng không gian núi rừng với tư cách chốn sơn cung huyễn hoặc lại không được tái hiện cụ thể trong 20 truyền kỳ của Nguyễn Dữ. Tuy nhiên, nếu xét một cách tương đối thì cảnh tiên nơi Từ Thức lạc chốn tiên bồng cũng có mang hơi hướng của sơn cung (dù nó ở dạng trung gian giữa sơn

cung, thuỷ cung và thiên cung). Sự kỳ bí của cõi tiên thể hiện ngay trong lối vào động ngọc:

“Một hôm Từ Thức dậy sớm trông ra bể Thần Phù, ở phía ngoài xa vài

chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đóa hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một trái núi rất đẹp (…) Chợt thấy ở trên vách đá bỗng nứt toác ra một cái hang, hình tròn mà rộng độ một trượng. Vén áo đi vào, vừa được mấy bước thì cửa hang đã đóng sập lại tối tăm mù mịt như sa vào cái vực đen tối. Bụng nghĩ không còn thể nào sống được nữa, lấy tay sờ soạng lối rêu, nhận thấy có một cái khe nhỏ, quằn quèo như cái ruột dê vậy. Đi mò độ hơn một dặm thì thấy có đường đi ngoi lên. Bám bíu trèo lên thì mỗi bước mỗi thấy rộng rãi. Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ, nở đầy trước cửa. Sinh nghĩ nếu không phải là chỗ đền đài thờ phụng, tất là cái xóm của những bậc lánh đời, như những nơi núi Thứu nguồn Đào (9) chẳng hạn”

Có thể nói, Chuyện Từ thức lấy vợ tiên là một trong nhưng câu truyện mà Nguyễn Dữ dụng công nhất trong việc miêu tả không gian kỳ ảo chốn Phù Lai. Như vậy, xuyên suốt 20 kỳ truyện, Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc phiêu du qua hết không gian này đến không gian khác, từ thiên thai tiên giới, sơn động, thuỷ cung non bồng nước nhược cho đến chốn âm ty địa phủ tối tăm, tanh tưởi. Cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi ấy phản ánh tương đối trung thực quan niệm tín ngưỡng phổ biến trong dân gian về các tầng vũ trụ. Điều đáng nói là, dưới con mắt kỳ ảo, sự kết nối xuyên không gian bỗng trở nên dễ dàng. Cây cầu kết nối ấy có khi là một giấc chiêm bao, một phép rẽ nước, một lần “xin xỏ” sự chiếu cố của bậc đạo nhân hay một bước phiêu du lạc lối. Tác phẩm phản ánh niềm tin hồn hậu của dân gian vào những phép thần thông ly kỳ và mượn không gian kỳ giữa các tầng vũ trụ để gửi gắm những triết lý nhân quả ở đời.

3.1.1.3. Cõi âm

Cùng với cõi trời (thiên giới) thì cõi âm hay không gian âm tào địa phủ

cũng xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục với tần số khá lớn (11 lần) trong các

truyện như: Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên, Chuyện Lý tướng quân, Chuyện tướng Dạ Xoa… Trái với vẻ lộng lấy phù hoa của chốn thiên tào, âm ty

địa phủ là nơi tối tăm, đáng sợ với hàng trăm hàng vạn quỷ Dạ Xoa, đầu trâu mặt ngựa, với những cửa ngục tối tăm – nơi phán xử công tội của con người chốn trần thế. Ngô Tử Văn cương trực, liều lĩnh đốt đền, bị kiện tới Diêm Vương, vì thế mà “chết tạm những hai ngày”, bị dẫn xuống Minh ty tra khảo. Nửa đêm, có hai tên quỷ sứ dẫn chàng kéo về phía Đông, gặp một “dinh toà rất

lớn, chung quanh có thành sắt cao vòi vọi đến mấy chục trượng…đằng phía Bắc tức là một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài hơn nghìn bước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên tả hữu có cầu, có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ hình dáng nanh ác…” (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên). Chuyện Lý Tướng Quân lại miêu tả chi tiết những cuộc luận tội và hành

hình chốn âm ty với nhiều chi tiết lấy từ huyền thoại trong tưởng tượng của dân gian: Gã bất mục với anh em, chẳng hoà với tông tộc, cướp bóc ruộng nương phải chịu kiếp sau sinh vào nhà kẻ hèn, đói khát, vạ vật ở ngòi rãnh; kẻ ghẹo vợ người, dâm con người, đắm chìm trong bể ái phải lấy nước sôi rửa ruột cho tình dục không sinh; kẻ chiếm ruộng của người bị lưỡi truỳ thủ moi ruột… Cảnh xét xử được tô vẽ bằng chi tiết máu chảy đầu rơi “máu tươi nhầy nhợt” gây ám ảnh người đọc và là bài học răn đe sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)