Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 28 - 34)

6. Bố cục

1.2.2. Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm vì theo chúng tôi đây là quan niệm khá đầy đủ và chính xác khi phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trần Ngọc Thêm chia tín ngưỡng dân gian Việt Nam thành:

1.2.2.1. Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực xuất hiện từ thuở sơ khai của sử Việt. Khởi phát từ sự sinh sôi nẩy nở của hoa màu, con người thời bấy giờ có những lễ hội cúng hiến phẩm vật. Về con người, con cháu đông đúc cũng là một quà tặng của tạo hóa, vì thế họ thờ Linga và Yoni (sinh thực khí) biểu tượng cho sự sung mãn phát triển. Với sự quan trọng của ngành lúa nước, nuôi trồng, chăn nuôi, các tộc người Việt tôn thờ biểu tượng về âm – dương, sự dung hòa giữa trời và đất, và sự nảy nở sinh sôi của vạn vật.

Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên.

Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam còn thờ hành vi giao phối- một hình thức thời cúng thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á.

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo, cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo, tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung

quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ, xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem thêm Con cóc là cậu ông trời).

1.2.2.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu. Thiên nhiên của người Việt chính là mẹ, là hình tượng vị nữ thần vạn năng đem lại no ấm, trù phú và bảo hộ cho từng con dân. Điều này được tìm thấy rõ nét trong tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu, được hình thành từ ảnh hưởng của Đạo Giáo Trung Hoa, kết hợp với tập tục thời Nữ Thần từ thời tiền sử. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được thờ phụng, là điều khá đặc biệt khi đặt vào bối cảnh đất nước chịu nhiều giáo điều, lễ nghi Nho giáo. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên với các tiểu dạng thức như:

+ Thờ Tứ phủ (bốn cõi vũ trụ: Trời, Đất, Nước, Rừng): Phủ là đền thờ bốn vị: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải) và Mẫu Địa Phủ. Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai trên cõi dương và dưới cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng này khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng. Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ Mây-mưa-sấm-chớp.

Đến khi tiếp nhận tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng nhân gian đó được cải biến dưới dạng tứ pháp

+ Thờ Tứ pháp (các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp): Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Được cai quản chung bởi Phật Mẫu Man nương. Đời nhà Lý đã biến tín ngưỡng Tứ pháp thành Tứ Khí thờ ở chùa Pháp Vân tại Hưng Yên. Theo tục lệ dân làng, mỗi khi hạn hán, cần mưa cho vụ mùa, họ đón tượng Pháp Vân, ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá (được gọi là chùa Un) – nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

+ Thờ Mẫu (các nữ thần là hiện thân của thiên nhiên): Trongtín ngưỡngcủa người Việtvà của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờnữ thần, thờmẫu thần, thờ mẫu tam phủ,tứ phủlà hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linhnữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từđạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Có các dạng thức thờ Mẫu như sau:

Thờ Mẫu ở Bắc Bộ: Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ

thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ

Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,...Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo.

Thờ Mẫu ở Trung Bộ: Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam

Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như: thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar...

Thờ Mẫu ở Nam Bộ: So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự

phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng. Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như: Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...

+ Thờ động thực vật (lúa, cây, rồng, chim, cá, rùa…): Nếu một số nền văn hóa khác thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử, chim ưng,...thì trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam lại thờ các con vật hiền lành hơn như: trâu, cóc, rắn, chuột, chó, mèo, voi,...đây là các con vật gần gũi với cuộc sống của người dân trong xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống "Rồng Tiên". Con rồng lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Nam Á, sau đó mới được

phổ biến ở Trung Quốc rồi đến các nước phương tây. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,... đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau,...

1.2.2.3. Tín ngưỡng sùng bái con người với các tiểu dạng thức

Các câu nói trong dân gian như “sống khôn chết thiêng” giải thích về yếu tố thờ nhân thần mạnh mẽ trong đời sống tâm linh Người Việt. Người Việt Nam thờ tự cẩn trọng từ tổ tiên ông bà, Thành hoàng làng, tổ nghề, tứ bất tử, đến các danh nhân và anh hùng.

+ Thờ cúng tổ tiên: Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Thờ cúng tổ tiên gia tộc, dòng họ là một tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt ở mọi vùng văn hoá. Không phải dân tộc nào cũng có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Mỗi dân tộc lại có sắc thái khác nhau trong tín ngưỡng này. Nếu người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt lại coi trọng ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chin suối. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Xưa kia, khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn—khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất—theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước - Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.

+ Thờ hồn, vía: Người Việt coi trọng sự sống chết, tin rằng bản thể con người gồm 2 phần: hồn và xác. 3 hồn gồm có: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống).

+ Thờ thành hoàng: Nếu trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công thì ở ở phạm vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng. Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng. Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa vị, có công lao đối với làng đó. Những bậc minh quân, chiến sĩ trận vong hy sinh cho đất nước cũng được tôn thờ như Thần. Vua cũng được tôn thờ như vua Hùng. được xem là vua tổ đầu tiên của người Việt. Tuy nhiên một số làng còn thờ những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày, trộm cắp... nhưng họ chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo mê tín dị đoan).

+ Thờ Thánh nhân, tổ nghề: Ngoài ra, nghề nghiệp đều có Tổ, gọi là Tổ nghề. Tổ nghề là người đầu tiên sáng lập một nghề, người đời sau nhớ ơn nên chọn ngày để cúng hàng năm. Đàn ca hát xướng, may vá, đánh bắt, thợ mộc, thợ nề, mọi nghiệp vụ đều có Tổ, tuy không trở thành một tín ngưỡng chuyên biệt rộng rãi, chỉ trong phạm vi nghề nghiệp chuyên môn, nhưng đó cũng là đức tin của kẻ hậu học. Cũng có những vị được xem là Thánh đi vào tín sử của người Việt như: bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử và Liễu Hạnh, gọi là “Tứ Bất Tử”.

Cô hồn hoạnh tử cũng được người dân bái vọng cúng kính do tình thương đối với những vong linh không ai thờ cúng. Người dân thường lập khánh thờ cô hồn ngoài vỉa hè, chốn hoang vu hay những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông. Ngoài ra, còn tùy thuộc ngành nghề phát sanh một số tín ngưỡng khác như ngư dân thờ “Ông”. Truyền tích từ thời vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy sát, chạy ra biển gặp sóng to gió lớn, bỗng cá ông xuất hiện đưa thuyền vào bờ an toàn, sau đó Gia Long truy tặng cá ông là “Nam Hải đại tướng quân”. Ngư dân trước khi xuất bến thường đến cúng vái "Ông" hoặc xin keo. Hàng năm ngư

dân thường cúng giỗ Ông vào ngày 20 tháng chạp âm lịch tại lăng thờ Ông ở làng Thanh Thủy.

Tuy người Việt nói chung vẫn giữ những phong tục như thờ tự, lễ bái, xong hầu hết lại không theo một giáo lý, hay tôn giáo nào cụ thể. Tín ngưỡng dân gian là khát vọng, là sự tôn kính một nhân vật liên hệ trực tiếp đến nhu cầu trần tục, nhân vật đó có thể là hiện thực, có thể là siêu nhiên đủ đáp ứng niềm an ổn của sự mong cầu. Tín ngưỡng dân gian không có tổ chức hệ thống chặt chẽ như tôn giáo, nhưng nó vẫn được lưu truyền lâu dài song hành với tôn giáo. Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, có hệ thống giáo lý, có giới luật. Có giáo hội, có cơ sở đào tạo giáo dục tu sĩ, cán bộ đạo sự. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và đấng giáo chủ thông qua tín điều, giáo điều, đạo lý… còn tín ngưỡng dân gian là một huyền thoại, thần tích, truyền thuyết gắn liền với đời sống trần tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)