6. Bố cục
2.4. Tiểu kết Chương 2
Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, dấu ấn của tín ngưỡng dân gian Việt Nam được thể hiện ở các khía cạnh: dấu ấn của các loại hình tín ngưỡng, các hiện tượng tín ngưỡng và đặc biệt là sự tái hiện các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian từ đơn thuần cho đến đặc biệt. Truyền kỳ mạn lục góp phần
làm nổi bật những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng dân gian Việt Nam trên nền tảng của nền văn minh lúa nước.
Tín ngưỡng mang tính chất dung hợp. Các sinh hoạt tín ngưỡng mà
Nguyễn Dữ miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục vừa là sản phẩm của tín ngưỡng
Tín ngưỡng mang màu sắc thực dụng: Hoạt động tín ngưỡng trong dân
gian không chỉ đơn thuần có ý nghĩa triết lý, giác ngộ mà hướng đến những mục đích thực dụng, sự cầu xin hướng đến công danh phú quý, tiền tài, vượng phu ích tử…; phản ánh những đặc trưng của cư dân nông nghiệp: trọng nữ (hệ thống thần nữ đa dạng), duy tình, cộng đồng…
Có thể nói, yếu tố tín ngưỡng dân gian đã đem đến cho Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ những giá trị đặc sắc về phương diện nội dung và nghệ thuật. Sự sáng tạo của Nguyễn Dữ không chỉ dừng ở việc mô tả và tái hiện được những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa tâm linh Việt Nam vào khoảng thế kỷ XV mà ông còn gửi gắm vào đó nhiều thông điệp nhân văn có giá trị mà chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn các đặc trưng này trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
GIÁ TRỊ CỦA YẾU TỐ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Trong Truyền kỳ mạn lục, hệ thống tín ngưỡng dân gian được biểu hiện đa dạng, phong phú với nhiều dạng thức, mức độ đậm nhạt khác nhau. Nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện phản chiếu các giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Các yếu tố tín ngưỡng dân gian thể hiện trong tác phẩm này xuất phát từ đời sống tín ngưỡng của cộng đồng người Việt nên có sự gần gũi, phù hợp với quan niệm, tâm thức của con người Việt Nam. Đặc biệt, yếu tố kì ảo được xây dựng trên nền tín ngưỡng dân gian đã giúp nhà văn thể hiện được tư tưởng, khát vọng vượt thời của mình đó là thái độ đồng cảm, ngợi ca số phận của những người phụ nữ phong kiến dám bứt phá, vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp, hà khắc của lễ giáo.
Trong chương này , chúng tôi làm rõ thế giới quan trung đại từ góc nhìn tín ngưỡng; phân tích vai trò, ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian trong Truyền kỳ mạn lục. Mặt khác, chỉ ra các phương tiện nghệ thuật nhằm dựng lên bức tranh
tín ngưỡng kỳ ảo ở tác phẩm truyền kỳ đặc sắc này.