Một số hình thái sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 68 - 69)

6. Bố cục

2.3. Một số hình thái sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Sinh hoạt tín ngưỡng là một phần quan trọng trong văn hoá một cộng đồng, biểu hiện qua nhiều dạng thức như nghi thức thờ cúng, kiêng kỵ, bói toán, phương thuật, lễ hội, lễ tết… Là một cộng đồng nông nghiệp đa tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất phong phú. Đặc trưng này được ghi lại qua nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc như hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo, âm nhạc, kiến trúc…Trong đó, nghệ thuật ngôn từ là cách thể hiện cụ thể nhất.

Phản ánh trung thực đời sống xã hội, tác phẩm văn học từ dân gian đến hiện đại đều ít nhiều lưu giữ dấu ấn văn hoá nói chung, dấu ấn văn hoá tín

ngưỡng nói riêng, trong đó có nhiều bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng đậm chất thôn dã. Đó là câu tục ngữ Đói ngày giỗ cha no ba ngày tết; Chớ đi mùng bẩy

chớ về mùng ba; là câu ca dao nhắc nhở con cháu Ai mà chửi mẹ mắng cha/ Chết xuống âm phủ leo ba cầu vồng; là lời văn chầu, văn tế đậm chất u linh, là

những bài hát, câu truyện dân gian có hình ảnh thầy mo, thầy cúng hay những sinh hoạt lễ tiết hội hè với giọng điệu nghiêm trang hay giễu nhại hài hước:

Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà trống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng Thầy cúng ngồi cạnh bàn thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

Yếu tố thiêng không chỉ đậm đặc trong văn học dân gian, trung đại mà còn luôn có mặt trong nhiều sáng tác hiện đại với xu hướng tâm linh kỳ ảo không chỉ tăng sức hấp dẫn mà còn hàm chứa nhiều dụng ý nghệ thuật. Có thể nói, khi nào con người còn niềm tin tín ngưỡng thì văn học sẽ còn mang dấu ấn tôn giáo tín ngưỡng. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ khắc hoạ bức tranh sinh hoạt tín ngưỡng rất đặc trưng của người Việt trong giai đoạn trung đại mà cho đến bây giờ, những sinh hoạt ấy vẫn còn tồn tại trong lòng văn hoá Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)