Những hiện tượng tín ngưỡng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 55 - 57)

6. Bố cục

2.1.3. Những hiện tượng tín ngưỡng khác

2.1.3.1. Hiện tượng kỳ sinh dị tử

Kỳ sinh dị tử là sự ra đời hay chết đi một cách kỳ lạ, báo hiệu xuất xứ ly kỳ và cuộc đời kỳ lạ của nhân vật. Yếu tố kỳ sinh thể hiện qua câu chuyện giáng sinh của Dương Thiên Tích trong Chuyện gã trà đồng giáng sinh hay sự ra đời

của anh em Long Quý, Long Thúc trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.

Yếu tố dị tử được khai thác nhiều hơn với những cái “chết tạm” (nghĩa là chết trong một thời gian để nhân vật đến cõi âm phủ, thiên giới) của Dương Đức

Công (Chuyện gã trà đồng giáng sinh), Thúc Khoản (Chuyện Lý tướng quân)… Dị tử còn thể hiện qua những cái chết thanh thản như một sự chuẩn bị trước của thiên mệnh. Ngô Tử Văn được chọn vào chức Phán sự, bèn “thu xếp việc nhà không bệnh tật gì mà mất”. Dĩ Thành (Chuyện tướng Dạ Xoa) sau khi được tiến cử chức quan coi quản bốn bộ Dạ Xoa dưới Diêm La đã băn khoăn về ý nghĩa của sự sống chết: “Chết tuy đáng ghét, danh cũng khôn mua. Phương chi ngọn

bút vì nhọn mà chóng cùn, cây thông vì cành mà bị đẵn, chim trĩ không vì lông đẹp, can chi rước vạ, con voi không vì ngà trắng, đâu phải đốt mình, chim hồng, chim nhạn bị giết há bởi không kêu, cây hu cây lịch sống lâu chỉ vì vô dụng, Tu văn dưới đất Nhan Hồi tuổi mới ba mươi hai. Viết ký lầu trời, Trương Cát trạc chừng hai mươi bảy, trượng phu sinh ở đời, không làm nên được lưng đeo vàng, chân bước ngọc, thì cũng phải sao cho lưu danh muôn thuở, tội gì cứ cúi đầu ở trong cõi đời vẩn đục, so kè cái tuổi sống lâu với chết non làm gì!”. Nghĩ vậy,

Dĩ Thành quyết định nhận chức quan cõi âm, “bèn trang xếp việc nhà rồi chết” Hiện tượng kỳ sinh dị tử phản ánh quan niệm dân gian về số mệnh, về sự sắp đặp của đất trời mà ở đó, sự sống và cái chết chỉ như một cuộc dạo chơi.

2.1.3.2. Hiện tượng hiển linh và biến mất lạ kỳ

Hiển linh là sự hiện sinh, xuất hiện của những bậc thiên thần, người đã mất một cách kỳ ảo nhằm thông báo, trừng phạt hay cứu trợ cho con người trên trần giới. Truyền kỳ mạn lục ghi lại rất nhiều câu chuyện hiển linh. Đó là sự xuất hiện bất ngờ rồi biến mất kỳ lạ của những bậc đạo sĩ sau khi đưa ra lời tiên đoán hay trừ yêu, trấn quỷ (vị đạo nhân từ tà trên cây gạo trong Chuyện cây gạo; sư

Pháp Vân biến mất sau khi diệt oan hồn Vô Kỷ, Nhị Khanh, Thúc Khoản giã từ vợ con rồi vào núi, từ đó không ai con nhìn thấy nữa; Dương Thiên Tích giã biệt vợ con sau nạn Ô Tôn rồi cũng mất tích trong núi, ngỡ như đắc đạo thành tiên, Từ Thức sau khi từ cõi tiên trở về, chán cảnh vật đổi sao rời, muốn quy trở lại

vơi Giáng Hương cũng không được bèn chán nản “mặc áo cừu nhẹ, đội nón lá

ngắn, vào núi Hoành Sơn rồi sau không biết đi đâu mất”…).

Truyện cũng khai thác những cuộc kỳ ngộ giữa người sống và người đã chết hay quỷ thần. Tử Hư gặp thầy Dương Trạm đi gió về mây trong một ngày sương sớm, Vũ Nương hiển linh để gặp lại Trương Sinh, Dương phu nhân gặp hai hầu nữ chốn thuỷ cung của thần Thuồng Luồng ngay giữa ban ngày’ Dĩ Thành – vị tướng Dạ Xoa hiển linh giữa canh một nửa đêm để bày kế giúp người bạn cũ là Lê Ngộ thoát khỏi nạn quỷ đói... Kỳ lạ và “hồn nhiên” nhất là chuyện Thúc Khoản điềm nhiên gặp gỡ người bạn Nguyễn Quỳ… đã chết ban năm mà không nghi ngờ hay sợ hãi gì, lại được rủ đi xuống cửu tuyền xem cha bị luận tội. Những chi tiết ấy mang đậm màu sắc kỳ ảo, đôi chỗ hoang đường, lỏng lẻo song lại phản ánh đúng đặc trưng của thể loại truyện truyền kỳ, vốn được xây dựng từ cốt truyện và tinh thần của những sáng tác dân gian mang đậm màu sắc hư cấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)