6. Bố cục
1.3. Dấu ấn của tín ngưỡng dân gian trong các tác phẩm văn học
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách chân thực và vô cùng sống động qua lăng kính của các nhà văn. Vì thế, qua tác phẩm văn học chúng ta có thể tìm thấy các mặt của đời sống con người (trong đó có dấu ấn của tín ngưỡng dân gian) qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, trong nghiên cứu văn học những năm gần đây, xu hướng tiếp cận các tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa ngày càng trở nên phổ biến đã mở ra cho chúng ta cái nhìn toàn diện về con người, về thời đại.
Chẳng hạn, trong văn học (rõ nhất là văn học dân gian), chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn của tín ngưỡng dân gian về tự nhiên. Đó là tín ngưỡng sùng bái Trời, Đất và Nước - những yếu tố gắn bó mật thiết nhất với cuộc sống của người trồng lúa nước. Hầu như dân tộc nào trên nước Việt cũng thờ Trời. Với dân tộc Êđê, Trời là một vị thần cụ thể, có xứ sở riêng và con người có thể đến đây được, cho nên Đăm Săn có thể đòi lấy nữ thần Mặt Trời. Tín ngưỡng thờ Trời ở
dân tộc Kinh cũng phổ biến. Khi Nho giáo thâm nhập nước ta, tín ngưỡng thờ Trời có ít nhiều thay đổi. Vì quan niệm Trời biết tất cả mọi việc trên thế gian nên dân gian tin vào quyền năng, sức mạnh vô biên và sự công bằng của Trời. Sống tốt được Trời thưởng, ngược lại sẽ bị Trời phạt (Truyện Thạch Sanh,
Truyện Thánh Gióng). Quan niệm này tồn tại trong dân gian ta như một niềm tin
mạnh mẽ cho đến ngày nay. Họ cho rằng khổ đau hay hạnh phúc của con người, theo dân gian, là do quyền năng của Trời định cả. Vì quan niệm như vậy nên người Việt Nam luôn cố gắng sống tốt bởi mọi hành vi của con người đều có “Trời chứng giám”. Tâm lý này phần nào giúp con người có lối sống hướng thiện, hòa bình, tuy nhiên kết hợp với những tín điều Nho giáo về mệnh Trời đã làm cho người Việt có lối sống khá thụ động, dễ bằng lòng với hiện tại, buông xuôi. Nếu không có gì thúc ép quá thì họ có thể nhẫn nhục chịu đựng mọi việc vì cho đó là “số Trời đã định”.
Ngoài Trời ra dân gian còn thờ cúng những vị thần. Đôi khi, thần được đồng nhất với Tiên, một nhân vật phù trợ cũng rất hay xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam. Đất được nhiều gia đình thờ dưới dạng Thổ công. Đất có khi được hình tượng hóa thành nhân vật Sơn Tinh trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Trong tiềm thức của dân gian, đất không chỉ quan trọng mà còn rất thiêng liêng. Ở các dân tộc gốc du mục, sống ở nơi này không được người ta sẽ tìm nơi khác tốt hơn. Dân ta vốn có gốc nông nghiệp, nghề chính là trồng trọt, đất gắn với cuộc sống thân thiết của con người. Thành ngữ có câu “tấc đấc, tấc vàng”, đất là nơi “chôn nhau cắt rốn”, là “quê cha đất tổ” khó mà xa được.
Yếu tố thứ ba của thiên nhiên được sùng bái là Nước. Nước được hình tượng hóa thành một thế giới tồn tại song song với thế giới của con người. Thế giới ấy có tổ chức, trật tự như ở cõi trần. Đó là nơi Lạc Long Quân sống (Con
Rồng cháu Tiên), nơi có thể dung chứa An Dương Vương khi ông thất bại (An
Thủy Tề, có thủy cung, có thái tử trong truyện (Thạch Sanh). Nước có khi lại được hình tượng hóa thành một nhân vật có sức mạnh và tài phép, đó là nhân vật Thủy Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Sau Trời, Đất, Nước phải kể đến các loài động, thực vật. Là cư dân nông nghiệp nên dân gian sùng bái những loài vật gần gũi với đời sống của mình như chim, rắn, cá sấu. Những loài vật này được hình tượng hóa thành những biểu trưng. Chim được hình tượng hóa thành Tiên, rắn và cá sấu được cách điệu thành Rồng. Tiên và Rồng được xem là thần tổ của nước ta (truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên). Bên cạnh con rồng, rùa rất được dân gian coi trọng. Trong các
truyền thuyết, rùa được xem là sứ giả của Long Quân (truyền thuyết An Dương
Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy, truyền thuyết Sự tích hồ Gươm). Đời sống nông nghiệp khiến dân ta sống gần gũi với tự nhiên. Các loài vật trong tự nhiên đều có thể là bạn hay thù của con người. Có những con, những cây hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ con người như chim sẻ, cá bống, thị, xoan đào trong truyện cổ tích Tấm Cám, thì cũng có những cây, con là cơn ác mộng cho người dân. Đó là Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; đó là chằn tinh và đại bàng tinh khổng lồ trong truyện Thạch Sanh. Trong các loại cây thì cây đa gắn với đời sống nông thôn Việt Nam cả về tâm linh lẫn trong đời thường. Cây đa gắn với đời sống nông thôn Việt Nam từ xưa. Dân gian có câu: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Cây đa thường được trồng ở ngay đầu làng hay gần đình chùa, miếu mạo như để bảo vệ cho con người. Về tâm linh thì như thế còn trong đời thường thì cây đa là loài cây tỏa bóng mát, là nơi dân làng ngồi nghỉ ngơi khi làm đồng về, nơi trẻ con nô đùa và là nơi hò hẹn của những đôi trai gái yêu nhau. Chính vì thế mà cây đa đã trở thành một biểu tượng cho nông thôn và đi vào ca dao - dân ca một cách mượt mà, mộc mạc:
“Cây đa cũ, bến đò xưa
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
“Trèo lên quán dốc Ngồi gốc cây đa…”
Một loài cây khác không kém phần ý nghĩa là cây tre. Cây tre với sức sống dẻo dài, kiên cường trở thành biểu tượng cho tính cách của người Việt Nam. Tre liên kết lại với nhau thành lũy thì khó mà đột nhập vào làng được, kể cả thú dữ và ngoại xâm. Chính vì thế, tre gắn liền với cuộc sống chiến đấu bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Tre đi vào truyền thuyết về công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta (Thánh Gióng) trở thành biểu tượng cho phẩm chất khí phách của con người Việt Nam (Tre Việt Nam của Thép Mới). Tre vừa là vũ khí đánh giặc vừa được sử dụng để làm thành nhiều vật dụng trong nhà.
Nếu thờ thần linh là tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên thì việc thờ tổ tiên chính là tín ngưỡng sùng bái con người. Dấu ấn của tín ngưỡng này được phản ánh rõ nhất trong văn học trung đại và một số tác phẩm văn học hiện đại, chẳng hạn như: Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Lâm tuyền kỳ ngộ, Bích Câu kỳ ngộ, Văn tế thập loại chúng sinh, Con gái Thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường…
Người Việt tin rằng tuy chết nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Ở Việt Nam, thờ ông bà tổ tiên là điều hiển nhiên phải làm, bất cứ nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên đặt một cách trang trọng giữa nhà. Cúng giỗ vào ngày mất được coi trọng. Ngoài ra, khi trong nhà có những việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con... thì phải cúng báo tổ tiên. Làm nhà, đi xa, thi cử... thì cúng vái xin tổ tiên phù hộ. Tục này có lẽ bắt nguồn từ rất lâu, cho nên vua Hùng chọn được người nối dõi thì làm lễ cúng Tiên vương. Còn trong truyện Tấm Cám thì “tuy sống sung sướng trong hoàng
cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy dấu ấn của tín ngưỡng dân gian được thể hiện khá rõ nét trong nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thuộc các thể loại và giai đoạn văn học khác nhau như một thứ chất liệu phong phú của cuộc sống được khúc xạ qua lăng kính nhà văn.