Những sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 69 - 79)

6. Bố cục

2.3.1. Những sinh hoạt tín ngưỡng phổ biến

Theo quan niệm tâm linh của người Việt (cũng như hầu hết các tộc người trên thế giới), con người là sự kết hợp của yếu tố thể xác và linh hồn (còn được gọi bằng các thuật ngữ dân gian như hồn, phách, vía, bóng…). Trong điều kiện bình thường, linh hồn và thể xác hoà nhập, tạo ra một cơ thể sống hoàn chỉnh mà ở đó, linh hồn điều khiển thể xác, thể xác là phần vỏ chứa đựng linh hồn. Ở một

số hoàn cảnh khác, linh hồn và thể xác tách rời tạm thời hay vĩnh viễn. Dân gian quan niệm, khi ngủ, lúc bị giật mình, khi ốm đau hay lên rừng xuống suối, linh hồn có thể chủ động rời xa thể xác hay bị hồn lạ dẫn đi. Vì thế mới có những thành ngữ quen thuộc như: hồn bay phách lạc, mất hồn mất vía…Chết là lúc

linh hồn sẽ vĩnh viễn rời ra thể xác. Sau cái chết, thể xác được chôn chặt dưới đất sâu, hoá táng, thuỷ táng hay thiên táng, còn linh hồn thì phiêu du khắp mọi miền, tuỳ vào quan niệm của từng dân tộc hay hoàn cảnh của mỗi người: hồn về miền cực lạc, lên thiên đường, xuống địa phủ, lai vãng đó đây hay ngự trên ban thờ tiên tổ. Tuy thể xác và linh hồn tách rời, thể xác bị tan rã theo thời gian, song dân gian vẫn chăm sóc cho cả phần hồn và phần xác của người đã khuất, ít nhất là trong một thời gian nhất định (tính bằng thế hệ). Sự chăm sóc cho yếu tố linh hồn thể hiện qua cúng tế, giỗ chạp hàng ngày. Sự chăm sóc cho yếu tố thể xác thể hiện qua những nghi thức liên quan đến mồ mả, hay còn gọi là việc âm trạch.

2.3.1.1. Ứng xử với mồ mả (âm trạch) - xu hướng tín ngưỡng đối với phần thể xác của con người sau khi chết

“Sống vì mồ vì mả, không ai sống bằng cả bát cơm” là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt. Có thể nói, trong muôn vàn việc hệ trọng của đời người, chăm sóc âm trạch cho gia đình, dòng họ là một trong những việc quan trọng nhất, thậm chí, ở nhiều gia đình, việc âm trạch coi trọng hơn cả dương trạch. Tâm lý coi trọng mồ mả không chỉ bắt nguồn từ tình cảm đối với những người đã khuất và còn bắt nguồn từ quan niệm: mồ mả sẽ quyết định sự hưng thịnh hay tán gia bại sản của con cháu, không phải một đời mà nhiều đời sau. Chính vì thế, khi một người nằm xuống, chọn đất đặt mộ là việc được quan tâm hàng đầu, khi ai đó làm ăn hưng thịnh, thường có ý thức cảm tạ đối với tổ tiên bằng cách viếng mộ, sửa lăng, khi gặp khó khăn sóng gió, thường nghĩ ngay đến việc “động mồ

chuyện rày xéo mồ mả tổ tiên như một trong những hành động xúc phạm nặng nề nhất.

Trong Truyền kỳ mạn lục, những chi tiết liên quan đến nghi thức chăm sóc phần thể xác (bao gồm chuyện mổ mả, tục tẩm liệm, quàn quan tài) xuất hiện ở trên một nửa số tác phẩm, đủ để phản ánh dấu ấn của nghi thức tín ngưỡng đặc biệt này trong đời sống văn hoá dân gian.

Vai trò của việc âm trạch trong đời sống tâm linh người Việt thể hiện qua nhiều khía cạnh. Nàng Vũ Nương trước khi tuẫn tiết đã có lời nguyền: “Thiếp

nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Người thiếu phụ tiết hạnh ấy đã lấy nỗi đau thân

xác sau khi chết sẽ bị đoạ đày để làm lời thề cho lòng trinh bạch. Trong Chuyện

tướng Dạ Xoa, đám quỷ đói kết thành bè lũ, hoành hành dữ dội là bởi năm ấy

“người chết chóc nhiều”, những oan hồn không chỗ tựa nương, chôn cất tuềnh toàng, khói hương thưa thớt mà thành ra ngạ quỷ: “Chúng tôi bất đắc dĩ chứ

không phải muốn như thế. Sống chẳng gặp thời, chết không phải số. Đói không chỗ nào cấp dưỡng, lui không có chốn nào tựa nương. Trong gò xương trắng, rầu rĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng, lạnh lùng xương gió”. Qua lời bộc bạch ấy, có

thể thấy cái nghiệp phải làm quỷ đói xuất phát từ nhiều cơ duyên, nhưng quan trọng nhất chính là sự chết đường chết chợ, phải làm xương trắng trên gò, “lạnh

lùng sương gió”. Văn học trung đại cùng nhiều lần tỏ ý ngậm ngùi trước những

oan hồn chơ vơ vì thân xác phải phơi sương phơi gió, phải làm mồi cho hùm trên thượng, cá dưới sông:

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,

Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi, Thương thay cũng một kiếp người,

Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan! Cũng có kẻ mắc oan tù rạc

Gửi mình vào chiếu rách một manh. Nắm xương chôn rấp góc thành, Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?

(Văn tế thập loại chúng sinh)

Nức hơi mạnh, ơn dày từ trước,

Trải chốn nghèo, tuổi được bao nhiêu ? Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo,

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. Chinh phu tử sĩ mấy người, Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn.

(Chinh phụ ngâm)

Tâm niệm rằng, linh hồn phụ thuộc vào sự bình an của thể xác, nên săn sóc nơi yên chốn ở vĩnh hằng cho người quá cố là điều nhân nghĩa mà người đời hướng đến. Phạm Tử Hư (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào) thể hiện sự hiếu đễ với thầy giáo bằng cách “làm lều ở mả để chầu trực, sau ba năm mới trở

về”, Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương) vừa từ chiến trường trở

về đã đến viếng mộ mẹ, Hà Nhân (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây) sau khi nghe lời từ biệt của hai hồn hoa Đào, Liễu đã băn khoăn về sự “đắp điếm” cho người tri âm: “…anh ở nơi đất khách quê người, lưng không túi rỗng, biết lấy gì mà đắp

điếm cho hai em”. Lời bộc bạch của hai nàng càng làm Hà Nhân thêm day dứt: “Sau khi thác hoá đã có mây làm tàn, có lốc là xe, sương trắng làm ngọc đeo,

cỏ xanh làm nệm rải, than khóc đã có oanh vàng thỏ thẻ, viếng thăm đã có bướm héo vật vờ, chôn vùi có lớp rêu phong, đưa tiễn có dòng nước chảy…”.

Cảnh mồ hoang cỏ lạnh, lấy cỏ làm nệm, lấy rêu làm chăn luôn khiến lòng người thương xót. Bởi thế, một trong những việc nhân nghĩa nhất mà người sống làm cho người mất là chăm chút cho hậu sự của người bạc mệnh. Trong Truyện

Kiều, Đạm Tiên nhận được tấc lòng của người “khách ở viễn phương” thông qua

việc chăm chút cho nàng “nếp tử xe châu” tiễn linh hồn về nơi chín suối:

Khóc than khôn xiết sự tình,

Khéo vô duyên bấy là mình với ta! Đã không duyên trước chăng mà, Thì chi chút ước gọi là duyên sau. Sắm sanh nếp tử xe châu,

Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.

Những thổn thức của nàng Kiều khi tình cờ gặp mộ Đạm Tiên cũng khiến linh hồn người quá cố cảm động:

“Đã không kẻ đoái người hoài,

Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường,

Họa là người dưới suối vàng biết cho. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,

Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra”

Ở Truyền kỳ mạn lục, ta cũng bắt gặp những hành động nghĩa tình thông qua việc chăm sóc cho nơi an nghỉ vĩnh hằng. Chuyện yêu quái ở Xương Giang kể việc viên quan họ Hoàng tình cờ gặp hồn ma Thị Nghi khóc lóc bên sông, vì cảm tình mà không quản vất vả, cho người lội xuống dòng nước sâu để mò xương cốt cha mẹ, đem chôn cất chu đáo, không biết đó chỉ là trò trêu chọc của

hồn ma bóng quỷ. Chuyện nàng Lệ Nương đề cập đến chi tiết: sau khi nghe tin

người vợ tiết tháo đã quyên sinh để được “chết ở ngòi lạnh gần gũi quê hương còn hơn sang làm cô hồn đất Bắc”, Phật Sinh đã thủ phục bên mộ suốt cả đêm, sáng ra lại “đem mấy lạng bạc, mua quan tài và nước thơm” ý định cải táng cho nàng và cả hai mỹ nhân họ Chu, họ Trịnh. Tình tiết này hé lộ một nghi thức tín ngưỡng rất đặc trưng ở người Việt: tục cải táng. Nếu như thổ táng là hình thức mai táng phổ biến nhất trên thế giới thì thổ táng kèm theo cải táng lại là phong tục rất hiếm gặp. Ngay trên đất nước ta, không phải tộc người nào cũng duy trì tục cải táng. Cải táng là việc khai mộ rồi bốc nhặt chôn cất lại xương cốt sau một thời gian khá dài (đủ để thi thể “sạch sẽ”, nghĩa là phần xác thịt đã tan biến). Dân gian gọi tục này bằng những cụm từ quen thuộc như: sang cát, thay áo, tắm rửa, bốc mộ… Căn nguyên của tục cải táng được lý giải theo nhiều cách. Có ý kiến cho rằng, người Việt cư trú ở vùng thấp trũng, quanh năm ngập nước nên phải cải táng để xương cốt người chết được chuyển đến nơi khô ráo. Cũng có sự lý giải khác: do cuộc sống xưa kia khó khăn, khi chết thường chỉ đắp điếm sơ qua, tuỳ táng tuềnh toàng nên chờ một thời gian, khi có điều kiện chuẩn bị thì cải táng chu đáo để linh hồn người chết đủ đầy, thoải mái. Chi tiết nói về tục cải táng là một nét văn hoá Việt rõ rệt trong Truyền kỳ mạn lục.

Trái lại với những tình tiết thể hiện việc làm nhân nghĩa đối với người đã mất, Truyền kỳ mạn lục còn thấm đẫm hơi thở dân gian với những câu chuyện kể về việc đào mộ, phá mả, vứt xương cốt xuống sông như một cách trừ yêu diệt quỷ thô sơ, nguyên thuỷ nhất. Người Việt sợ quỷ thần, vong hồn song hành động cảm tính, hay có xu hướng làm theo số đông nên chuyện vì căm giận mà cùng nhau đào phá mồ mả (thậm chí đập đền, đạp tượng) không phải là hãn hữu. Vì thế, trong tục ngữ, thành ngữ hàng ngày còn lưu lại nhiều câu nói: rước voi

về rày mả tổ, đào mả bố, phá mả, đào mồ đào mả nhà mày lên… Trong Chuyện cây gạo, sau khi hồn ma Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh càn quấy, người làng

triệt hạ bằng cách “đào mả phá quan tài của chàng, rồi cùng cả hài cốt của

nàng, vứt bỏ xuống sông cho trôi theo dòng nước”. Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) cũng bị “đào mả tán xương vứt xuống dông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt”. Sau này, khi chuyện bại lộ, người nhà quan họ Hoàng

còn cho người đến bến sông Bạch Hạc đào ngôi mộ táng mà Thị Nghi nói là xương cốt của cha mẹ mình lên để kiếm chứng và diệt trừ. Oan hồn của Đào Thị và Vô Kỷ sau khi hoá thân thành hai đứa trẻ Long Quý, Long Thúc để trả thù vợ chồng Nhược Chân nhưng bị sư Pháp Vân trấn yểm đã tự trẫm mình xuống giếng mà chết. Tuy nhiên, người nhà vẫn mở nắp quan tài, lấy đá ném vào xương cốt và đôi rắn để đuổi hết loài ma quỷ…

Có thể thấy, hành động mở quan tài, đào xương cốt, đạp phá mộ được nhắc đến khá nhiều trong Truyền kỳ mạn lục như một cách hành xử phổ biến

thời bấy giờ. Chỉ có điều, những hành động ấy đều được thực hiện bởi nhiều người và áp dụng cho đối tượng ma quỷ lộng hành như một xu thế ứng xử mang tính “bầy đàn” trong dân gian.

Cũng liên quan đến nghi thức tín ngưỡng gắn với thể xác của người chết,

Truyền kỳ mạn lục còn nhắc đến một số nghi thức khác như tẩm liệm, tuỳ táng

(Người nghĩa phụ ở Khoái Châu) hay đặc biệt hơn là tục “quàn quan tài”. Quàn quan tài là việc để người chết nằm trong quan tài song vì lí do nào đó mà chưa chôn cất ngay (đợi cưới chạy tang, chờ qua tết, chờ người thân về nhìn mặt, không có tiền chôn cất, chưa xem được ngày giờ đẹp, tục tang ma phức tạp…). Quan tài được để ngoài vườn, ngoài hiên, trong nhà có khi hàng tuần, thậm chí lâu hơn. Chi tiết quàn quan tài được nhắc đến trong các truyện: Chuyện cây gạo: (Nhị Khanh chết năm 20 tuổi, quan tài quàn ở ngôi nhà hoang trong khung cảnh tiêu điều, hôi hám), Chuyện nghiệp oan của Đào Thị (Sư Vô Kỷ vì nhớ thương mà quàn quan tài Đào Thị ở hiên chùa, sau khi Long Thúc, Long Quý chết,

người nhà cũng quàn quan tài đôi trẻ ở vườn phía Nam để chờ cha về mai táng)…

2.3.1.2. Cúng tế - xu hướng tín ngưỡng đối với phần linh hồn của con người sau khi chết

Với quan niệm “thác là thể xác còn là tinh anh”, việc chăm sóc cho linh hồn người đã khuất luôn được coi trọng, thậm chí duy trì thường xuyên và lâu dài hơn cả sự chăm sóc cho thể xác bởi quan tài khuất dưới đất sâu, mộ chí cố định một nơi và sơ sảy dần theo thời gian còn linh hồn thì thiên biến vạn hoá (có thể thờ cúng ở nhiều nơi cùng một lúc) và tồn tại bất diệt.

Nghi thức tín ngưỡng dành cho linh hồn người mất được thể hiện qua nhiều cách thức thờ cúng trong sinh hoạt văn hoá dân gian. Phổ biến nhất là hình thức thờ cúng trong gia đình với các biểu tượng vật chất (bàn thờ, di ảnh, bát hương…) và nghi thức tinh thần (giỗ chạp, tuần tiết, thờ, cúng tế, hoá vàng…).

Truyền kỳ mạn lục bao gồm những câu chuyện dân gian kể về thần tiên,

ma quỷ, về sự chu du qua những tầng thế giới, về sự sống và cái chết. Do vậy, những chi tiết liên quan đến tục cúng tế của người Việt cổ trong Truyền kỳ mạn

Bảng 2.1: Sự xuất hiện của các chi tiết liên quan đến tục cúng tế trong

Truyền kỳ mạn lục

Stt Nghi thức Số lần

xuất hiện Thuộc tác phẩm

1 Cúng tế 8 - Câu chuyện ở đền Hạng Vương. - Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây - Chuyện cây gạo.

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. - Chuyện người con gái Nam Xương. - Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều. - Chuyện nàng Thuý Tiêu.

- Chuyện tướng Dạ Xoa

2 Viết văn tế 2 - Người nghĩa phụ ở Khoái Châu. - Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây 3 Lập đền 3 - Chuyện đối tụng ở Long Cung.

- Chuyện tướng Dạ Xoa.

- Chuyện người con gái Nam Xương Ba dạng thức tiêu biểu của nghi thức thờ cúng được nhắc đến trong

Truyền kỳ mạn lục là: cúng tế (8 lần), viết văn tế (2 lần) và lập đền thờ (3 lần).

(xin xem Bảng 3 phần Phụ lục, trang 116)

Cúng tế là nghi thức dâng hương và lễ vật lên thần linh, để tỏ lòng cung kính hay tưởng nhớ người đã khuất. Cúng thường đi đôi với việc báo tin, kỷ niệm một sự kiện đặc biệt nào đó hay cầu xin, sám hối, lễ tạ… Các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục thực hiện nghi thức cúng tế đối với thần linh và cả

những người phàm trần đã mất. Sự cúng tế thường đi kèm với vàng hương, lễ vật, lời khấn cầu. Đây cũng là một cách giao tiếp âm dương, thần trần, nhằm cầu xin sự bình yên (Chuyện cây gạo, Chuyện nàng Thuý Tiêu…), sám hối (Câu

chuyện ở đền Hạng Vương), thể hiện sự ân nghĩa (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện người con gái Nam Xương…), cúng chúng sinh quỷ đói (Chuyện tướng Dạ Xoa)...

Văn tế là loại văn (thường là văn vần) đọc khi tế, cúng người chết (trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế lễ người sống). Thông thường, khi cúng tế, người ta dùng lời khấn để giãi bày tình cảm, song ở một số trường hợp, người sống viết văn tế để bộc bạch tường tận nỗi niềm của mình, nhất là khi mỗi quan hệ giữa người sống và người chết ở mức độ tri kỷ hoặc cái chết gây sự xót thương đặc biệt. Nhị Khanh bị chồng là trọng Quỳ đem gán sau một canh bạc nên uất hận mà tự vẫn. Trọng Quỳ ân hận mà làm bài văn tế sám hối:

Hỡi ơi nương tử Khuê nghi đáng bậc Hiền đức vẹn mười Tinh thần nhã đạm Dáng điệu xinh tươi Khi về với ta

Vợ chồng thân thiết Ai biết giữa đường Phút nên ly biệt…

Hà Nhân (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây) sau khi biết hai người bạn tri âm là hồn hoa nay đã tan biến thì xót thương, đem bán một cái áo, làm mâm cỗ cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng dân gian trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)