6. Bố cục
2.1.2. Hiện tượng thác hóa
Cũng như hiện tượng chiêm mộng, thác hoá là một mô típ quen thuộc trong văn học dân gian, trung đại. Đây vừa là bút pháp nghệ thuật, vừa là một đặc điểm tư tưởng nội dung, mang dấu ấn văn hoá, tôn giáo rõ nét. Để nâng cao lòng tự hào, tôn kính và sùng bái, nhân dân thường gắn kết các bậc anh hùng, người tài nữ, đấng thần linh giáng thế với những điều kỳ lạ: yếu tố thụ thai thần kỳ, khả năng khác lạ, chiến công phi thường và ở cả sự ra đi. Với tâm nguyện, người anh hùng, bậc chân nhân của mình sẽ không chết, tác giả dân gian, trung đại đã bất tử hoá những con người ấy trong sự “thác hoá” lạ kỳ như Thánh Gióng sau khi đánh giặc thì lên đỉnh núi, vái tạ quê hương rồi bay lên trời xanh, Mẫu Liễu hoá thân kỳ ảo trong nhiều kiếp người, kết thúc thời gian giáng trần cũnh hoá thân kỳ lạ, Mị Châu chết biến thành ngọc sáng trong, cô Tấm hết lần này đến lần khác hoá thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị...
Trên bình diện tâm lý, mô típ thác hóa nhằm thoả mãn ước vọng dân gian, rằng người hùng của mình sẽ không bao giờ chết. Họ chỉ kết thúc cuộc sống trần tục để chuyển sang một vi ̣ trí khác trong thế giới tâm linh. Trên bình diện tín ngưỡng tâm linh, sự thác hóa đươ ̣c xuất phát từ những quan niệm của thần thoại cổ xưa, khi con người số ng phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Họ sùng bái,
tin tưởng thiên nhiên, coi nó là đấng toàn năng vĩ đại. Bằng tư duy thô sơ, họ cho rằng, con người và vạn vâ ̣t đều là sản phẩm của thần linh, phải chi ̣u sự chi phố i, điều khiển của thần linh. Và, dĩ nhiên, với quyền năng mạnh mẽ đó, các vi ̣ thần có thể dễ dàng biến hóa trở thành người thường, thành sự vâ ̣t, hiện tươ ̣ng, hoặc dễ dàng biến đối tượng này thành đối tượng khác, nhằm ban thưởng, trừng phạt… Đồng thời, người xưa tin rằng “vạn vật hữu linh”. Mọi vâ ̣t trên thế gian đều được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là thể xác và linh hồn. Trong đó, thể xác chỉ là nơi trú ngụ mang tính chất tạm thời. Các tồn tại vĩnh viễn là linh hồn. Khi thể xác mất đi, linh hồn sẽ tự động thoát ra và tìm về nơi trú ngụ mới.
Thông thường, sự hoá thân thường gắn với các nhân vật chính diện, tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp hoá thân của cái ác, cái xấu. Ở đó, hoá thân được coi là một hình thức trừng phạt, quả báo – cũng là một yếu tố thể hiện tín ngưỡng dân gian về sự nhân quả báo ứng “gieo gió gặt bão”, chẳng hạn: Lý Thông hoá kiếp bọ hung, người vợ phản trắc hoá thành con muỗi trong cổ tích là những ví dụ tiêu biểu.
Khảo sát mô típ thác hóa trong Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy hiện tượng này cũng xuất hiện khá phổ biến (9/20 truyện). Yếu tố thác hóa trong
Truyền kỳ mạn lục thể hiện ở cả hai bình diện: sự hoá thân của người anh hùng,
tiết nghĩa, bậc thần linh và sự hoá thân của đối tượng yêu ma. Điều đặc biệt là trường hợp thứ 2 (hoá thân của yêu ma) lại có tỷ lệ cao hơn, một phần bởi lý do đây không phải truyện cổ tích, truyền thuyết mà là truyện trung đại kỳ ảo với hệ thống nhân vật linh hồn, yêu quái chiếm số lượng đông đảo. Theo khảo sát, trong 7 truyện có 2 chi tiết hóa thân của người tài nhân, liệt nữ, 5 chi tiết hóa thân của yêu ma (xin xem Bảng 2, phần Phụ lục, trang 113).
Hoá thân của người anh hùng, tiết nghĩa thể hiện ở 2 tác phẩm: Người
con gái Nam xương, Chuyện đối đáp của người tiều phu ở Núi Na. Trong chuyện Người con gái Nam xương, Vũ Nương sau khi bị Trương Sinh nghi oan,
ghẻ lạnh, đối xử thô bạo đã phải tìm đến cái chết để rửa nỗi hàm oan. Trước khi quyên sinh, nàng có lời thề được hoá thân để chứng minh lòng trinh bạch: “Kẻ
bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ). Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Vũ Nương không hoá ngọc Mỵ Nương, cỏ Nhu Mỹ như lời
nguyền, nhưng nàng hoá thân thành vị thuỷ thần, suốt đời gắn bó chốn cung mây làn nước, sống cuộc đời hạnh phúc của một tiên nữ. Phải chăng sự hóa thân kì diệu đó chính là mơ ước khát vọng chân thành của Nguyễn Dữ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Cũng trong câu chuyện này, Linh Phi, phu nhân của Nam Hải Long Vương trong một lần đi chơi, đã hoá thân thành chú rùa xanh, bị thuyền chài bắt được, vì vậy mà nảy sinh cơ duyên hội ngộ với Phan Lang.
Còn trong Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na, ta thấy có chi tiết vị đạo sĩ bí ẩn ở núi Na bị Hán Thương cả giận bởi những dòng thơ báo trước tiền đồ đen tối cũng như lời khẳng khái về vua chúa và triều thần: “Ta chỉ ghét
những kẻ miệng lưỡi bẻo lẻo, đã đắm mình vào trong triều đình, vẩn đục, rối loạn lại còn toan kéo kẻ khác để cùng đắm vào với mình”. Hẹp hòi, Hán Thương
cho người đốt cháy núi, “nhưng cháy hết vẫn không thấy gì, chỉ thấy con hạc
đen lượn trên không bay múa”. Truyện để mở, nhưng tình tiết “con hạc đen bay múa” cho người đọc dự cảm về sự hoá thân của vị đạo sĩ bởi trong văn hoá, cánh
chim hạc luôn là biểu tượng cho kẻ sĩ trọng tự do, khí tiết. Cả hai câu chuyện đều kết thúc bằng cái chết của bậc anh hùng, tiết hạnh nhưng thông qua chi tiết hoá thân, người đọc không có cảm giác nặng nề, u ám mà là sự an ủi về mặt tinh thần về sự bất tử của cái thiện.
Sự hoá thân của yêu ma, quỷ quái được miêu tả trong 5/20 truyện trong
Truyền kỳ mạn lục:
Đôi tình nhân Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh sau khi chết hoá thân vào cây gạo, tác oai tác quái, gây sợ hãi cho nhân dân: “Linh hồn hai người nương
tựa vào cây gạo ấy làm yêu làm quái, hễ ai động đến cành lá cây gạo thì dao gẫy, rìu mẻ, không thể nào đẵn phạt được”. Sau khi có vị đạo sĩ làm lễ trừ tà,
“cây gạo bị nhổ bật, cành cây gãy nát và bị tước như dây”. Từ đó dân làng với yên tâm làm ăn sinh sống. Đôi tình nhân Vô Kỷ, Đào Thị hoá thân thành hai đứa trẻ sinh đôi Long Thúc, Long Quý với sự ra đời kỳ lạ và tư chất khác người: “mới đầy một tuổi đã biết nói, lên tám tuổi đã biết làm văn”. Bị bại lộ và lập đàn tràng giải tà, hai trẻ “dắt nhau xuống giếng mà chết”, mở nắp quan tài không thấy xác đâu mà “chỉ thấy hai con rắn vàng, lấy hòn đá ném thì
chúng liền nát ra tro cả”. Hồn hoa Đào Nương, Liễu Nương hoá thân vào đôi
hài tặng lại Hà Nhân, nhưng sáng hôm sau thì đôi hài ấy hoá thành những cánh hoa, rã ra rồi tan biến.
Sự hoá thân ly kỳ nhất là Chuyện yêu quái ở Xương Giang. Thị Nghi mồ côi, hoàn oan hoá thành yêu quái “biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn
tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu”. Ước muốn có một gia đình, được hưởng
niềm vui luyến ái, Thị Nghi hoá người con gái mồ côi ngồi khóc bên sông, trở thành hiền thê của vị quan họ Hoàng. Lương duyên người-ma dẫu ngọt ngào, đầm ấm nhưng trái với quy luật nên chẳng bền lâu. Họ Hoàng ốm liên miên, không thuốc gì cứu chữa. Vị thần y nọ tìm ra duyên cớ, dùng tới đạo bùa khiến Thị Nghi phải hiện nguyên hình, hoá thành một đống xương trắng. Kỳ lạ hơn là lúc người nhà viên quan đào mộ mà trước đây Nghị Nghi nói là xương cốt mẹ cha mình lên thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy mấy hòn máu tươi mà khi nhặt lấy thì tất cả đều tan biến…
Bảy kỳ truyện (2 truyện chứa chi tiết hóa thân của người tài nhân, liệt nữ, 5 truyện chứa chi tiết hóa thân của yêu ma) với tình tiết hoá thân đều mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian với niềm tin về vạn vật hữu linh và sự tái sinh chuyển kiếp. Hiện tượng hoá thân thành loài vật, cây cối (con rùa, con hạc, cây gạo, con rắn…) rất phổ biến trong tín ngưỡng hàng ngày. Với lòng thương nhớ và niềm tin mơ hồ về thế giới bên kia, người ta thường tưởng tượng ra câu chuyện về những người thân hiện về qua con bướm, con đom đóm, con chim, con rắn… Vì vậy, họ không đuổi đánh, không sát sinh những loài vật ấy. Những cây cổ thụ lâu năm cũng được coi là nơi linh hồn cư ngụ: “thần cây đa, ma cây
gạo, cú cáo cây đề”. Vì thế mà người Việt kiêng trồng đa trong nhà, xây nhà gần
gốc gạo… Đặc biệt, việc chặt phá những loại cây này là vô cùng hãn hữu, thậm chí, nhân dân khắp nơi lập bát hương thờ cúng như lời thỉnh cầu đối với những linh hồn phiêu dạt. Việc nhập vào người nọ, ốp vào người kia cũng không hề hiếm thấy trong dân gian với hàng ngàn câu chuyện kỳ bí và những nghi lễ như lên đồng, gọi hồn và hiện tượng ốp vong, hồn nhập. Chi tiết nắm xương trắng hay hòn máu xuất hiện nhiều trong truyện dân gian mà Tấm Cám là một ví dụ. Hiện tượng hoá thân là một trong những yếu tố đem đến sự kỳ ảo hấp dẫn cho
Truyền kỳ mạn lục bởi niềm tin tâm linh của người Việt “Ở hiền gặp lành, ác
giả ác báo”.