Đặc điểm của hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 31 - 33)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình

Sưu tầm 16 Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông Gia Viễn Sưu tầm 17 Truyền thuyết về sự ra đời của Nguyễn

Minh Không

Gia Viễn Sưu tầm

18 Truyền thuyết Nguyễn Minh Không hóa Gia Viễn Sưu tầm 19 Người con đỡ đầu của đức Thánh

Nguyễn

Gia Viễn Sưu tầm

20 Sự tích Vũng ông Khổng Gia Viễn Sưu tầm

21 Truyện thiền sư Nguyễn Minh Không Kim Sơn Sưu tầm

Bảng 3: Truyền thuyết tác giả luận văn ghi lại trong quá trình điền dã

2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình Bình

Khảo sát truyền thuyết về Nguyễn Minh Không, chúng tôi nhận thấy những có đặc điểm như sau:

2.1.2.1. Truyền thuyết về Nguyễn Minh Không mang đậm dấu ấn địa phương

Hầu hết các truyền thuyết về Nguyễn Minh Không được sưu tầm đều gắn liền với các địa danh của tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là huyện Gia Viễn - quê hương của đức Thánh Nguyễn.

Truyền thuyết Nguyễn Minh Không mang tính địa phương sâu sắc. Bởi vì, nhân vật trong truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với không gian - thời gian cố định, không - thời gian lịch sử cụ thể. Qua các truyền thuyết, hành trạng, sự nghiệp của Nguyễn Minh Không đều gắn bó mật thiết với quê hương và thể hiện phong tục tập quán của Ninh Bình rõ nét: cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá…Nội dung mỗi truyện đều thể hiện góc nhìn dân gian về đức Thánh Nguyễn ở nhiều lĩnh vực: Đó là một thiền sư - một thần y - ông tổ của nhiều nghề.

2.1.2.2. Truyền thuyết về Nguyễn Minh Không đa dạng về tiểu loại, sinh động trong lời kể

Tìm hiểu hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở Ninh Bình, chúng tôi nhận thấy có sự đa dạng về tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về người anh hùng sáng tạo văn hóa. Tất cả tạo nên

giá trị đặc sắc của chuỗi truyền thuyết về Nguyễn Minh Không trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng trong hệ thống truyền thuyết Nguyễn Minh

Không, đó chính là sự tồn tại nhiều bản kể, nhiều cách kể về cùng một cốt truyện. Thực tế, chuỗi truyền thuyết Nguyễn Minh Không vừa được văn bản hóa vừa được lưu truyền trong dân gian với nhiều dị bản. Cụ thể, có những dị bản khác nhau trong các truyện như Lời nguyền ông Khổng Lồ (ba bản), Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý (ba bản), Sự tích Bến Bia (hai bản), truyện Ông Khổng Lồ đan sọt gánh nước và truyện Ông Khổng Lồ gánh nước cùng kể về việc ông Nguyễn Minh

Không gánh nước giúp người dân ở hai Huyện Yên Khánh và Yên Mô khỏi hạn hán, nhưng cách kể lại khác nhau.

Về mối quan hệ giữa Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh, từ sử sách đến truyền thuyết cũng có nhiều bản kể khác nhau. Theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết, thì:“Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi trao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”. Sách Lĩnh Nam chích quái cũng viết:“Xưa ở làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng, đất Trường An, có người tên là Nguyễn Chí Thành ở chùa Quốc Thanh, hiệu là Minh Không quốc sư, lúc ít tuổi đi du học, gặp Đạo Hạnh, học được đạo pháp, trải hơn mười năm”. Như vậy, theo sử sách ghi chép, thì

Nguyễn Minh Không là đệ tử của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, được Thiền sư Từ Đạo Hạnh truyền cho đạo pháp.

So với những gì lịch sử ghi chép, các truyền thuyết Nguyễn Minh Không trong dân gian và ở Ninh Bình có nhiều chi tiết sáng tạo, đem tới nét khác biệt. Theo truyện Sự tích Thánh Láng cho biết, thì “Một hôm, họ đến một vùng núi cao,

hai người chui vào một ngôi miếu cổ bên đường để ẩn mưa, bỗng gặp một người trẻ tuổi đang ngồi đốt lửa sưởi ở trong đó. Họ bắt đầu làm quen và biết rằng đấy là Từ Đạo Hạnh, cũng lặn lội đi tìm thầy học phép để trả thù cho cha. Sau một đêm chuyện trò, ba người kết bạn với nhau. Từ Đạo Hạnh nhiều tuổi hơn được tôn là anh cả. Dương Không Lộ thứ hai và Nguyễn Minh Không là em út”.

Còn theo truyền thuyết được ghi chép và lưu tại đền Thánh Nguyễn tại Ninh Bình thì “Mùa xuân năm Canh Tý 1120 thánh cùng với ông Giác Hải lên Sơn Tây rồi kết giao với với Từ Đạo Hạnh ở chùa Thày thuộc xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai. Ba ông đồng chí hướng mải miết ngày đêm tìm đường sang Tây Trúc học đạo”. Qua đó cho thấy, Nguyễn Minh Không là bạn của Từ Đạo Hạnh chứ không phải học trò. Song, dẫu Nguyễn Minh Không là bạn hay là học trò của Từ Đạo Hạnh, thì có một điều chắc chắn rằng, người chữa căn bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông chỉ có một là Nguyễn Minh Không - người Ninh Bình.

hình thức truyền miệng và văn bản hóa, tồn tại dưới dạng những mẫu kể ngắn. Đặc điểm đó nhận thấy rõ nét trong các truyện Sự tích Ao Soi, Luống cày ông Nguyễn,

Sự tích núi Con Mèo… Lời kể trong các truyền thuyết về Nguyễn Minh Không ở

Ninh Bình tương đối sinh động, giàu tính nghệ thuật. Tác giả dân gian chú ý miêu tả không gian của truyện, lời nói, thái độ, suy nghĩ của nhân vật một cách hết sức chi tiết. Trong quá trình điền dã để sưu tầm những truyền thuyết về Nguyễn Minh Không từ hai nguồn dữ liệu thành văn và lưu truyền bằng lời kể, chúng tôi nhận thấy những truyền thuyết đã được người dân hư cấu, sáng tạo lại, thể hiện ở ngôn ngữ kể mang nhiều nét hiện đại, với xu hướng “hiện đại hoá tác phẩm”.

Như vậy, từ những ghi chép của sử gia đến những những lời kể dân gian, nhân vật lịch sử Nguyễn Minh Không được xây dựng thành một nhân vật phi thường, bất tử. Từ lịch sử, Nguyễn Minh Không đã đi vào truyền thuyết, với mỗi một dị bản ông lại được dân gian thêm một lần khẳng định vị thế của một vị Thiền sư mang tầm vóc quốc gia. Khẳng định sức sống của ông trong tâm thức của người dân Ninh Bình nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)