Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đềnThánh Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 84 - 86)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đềnThánh Nguyễn

Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. Lễ hội là một bảo tàng văn hóa, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian, nơi phản ánh tâm thức người Việt Nam một cách trung thực nhất. Truyền thuyết thiên về bản kể là chính, còn lễ hội chú trọng khâu diễn xướng, thực hành nghi lễ. Song truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ gắn bó khăng khít dựa trên tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn có quan hệ gắn bó mật thiết. Lễ hội và truyền thuyết cùng phản ánh nhân vật Nguyễn Minh Không.

Truyền thuyết Nguyễn Minh Không có vai trò giải thích cho lễ hội đền Thánh Nguyễn, làm cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, các nghi thức trong lễ hội được giải thích. Ví dụ như qua truyền thuyết Ông Khổng Lồ chữa bệnh cho Dương Hoán, Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý thần Tông, Khuyên giáo đồng Phương Bắc… đã khắc họa hình tượng Nguyễn Minh Không có tài năng xuất chúng, là

thày thuốc tài ba, ông tổ đúc đồng… là người hết lòng vì dân vì nước, trung quân ái quốc. Truyền thuyết đã giải thích vì sao trong lễ chính (Lễ cáo yết) của lễ hội có những bài ca do các ca công thể hiện để ca ngợi công đức của Thánh Nguyễn. Lời ca thường gắn liền với nhân vật được thiêng liêng hóa khiến cho tiểu sử, vai trò của nhân vật càng được lan tỏa sâu rộng. Nguyễn Minh Không được sinh ra trong gia đình nông dân, cha làm nghề chài lưới. Khi cha mẹ mất sớm, Nguyễn Minh Không mưu sinh bằng nghề chài lưới. Ông đơm đó ở các sông của Ninh Bình và một số nơi ở Thanh Hóa, Nam Định…Cuộc đời của đức Thánh Nguyễn gắn bó với quê hương. Điều đó được hiện trong các truyền thuyết Ông Khổng Lồ bắt lươn, Sự tích

núi Con Mèo, Sự tích núi Kẽm Đó… Hay trong truyền thuyết Chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông có đoạn kể lại “Quan quân ăn xong, Nguyễn Minh Không bảo quan quân cứ nghỉ ngơi, ngủ cho lại sức. Khi quan quân lên thuyền (Bến Bia ngày nay) ngủ, Nguyễn Minh Không làm phép rút đất, chỉ một lát cả đoàn tùy tùng hàng trăm người đã đến kinh thành Thăng Long. Quan quân ai nấy đều cảm tạ, bái phục”. Chi tiết này đã lý giải vì sao trong lễ hội đền Thánh Nguyễn không thể thiếu lễ rước nước và nước được rước về từ Bến Bia. Tương truyền đó là nơi thuyền của quan quân nhà Lý neo đậu để lên chùa Viên Quang mời Nguyễn Minh Không về kinh chữa bệnh cho nhà vua. Nếu không có truyền thuyết về Nguyễn Minh Không thì lễ hội chỉ là hoạt động cộng đồng diễn ra hằng năm. Những người sau không thể biết tại sao trong lễ hội đền Thánh Nguyễn, tại sao trong lễ hội có các nghi thức tế lễ đó. Tại sao nhân vật Nguyễn Minh Không lại được tôn vinh, tôn thờ.

Truyền thuyết Nguyễn Minh không lưu giữ lịch biểu về lễ hội ở hai xã Gia Tiến và Gia Thắng ở Ninh Bình và thể hiện tình cảm, những ấn tượng mà lễ hội

mang lại. Ngày tổ chức lễ hội được quy định là ngày 8,9,10 tháng 3 âm lịch vào dịp xuân đến. Người ta hẹn nhau chơi xuân, du hội, ai cũng náo nức. Từ nhân vật trong truyền thuyết, Nguyễn Minh Không được nhân dân tôn vinh trong lễ hội khiến lễ hội càng trở nên gần gũi với quần chúng. Mỗi người dân Gia Viễn luôn ghi nhớ ngày lễ hội đền Thánh Nguyễn để trở về với quê hương. Lễ hội được tổ chức góp phần gắn kết xóm làng, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

Ngôn từ trong trong truyền thuyết là phương tiện truyền gửi ước muốn của nhân dân tới đức Thánh. Trong lễ hội, phần lễ được tổ chức trang nghiêm. Thông thường sẽ có chủ lễ, một người đứng đầu dẫn dắt phần lễ, có vai trò như người báo cáo, gửi lời cầu mong đến đức Thánh. Ngôn ngữ gửi đến không thể là những lời nói thô tục mà phải trau chuốt, kính cẩn. Cho nên, các lời nhắn gửi sẽ được biên soạn thành bài sớ với lời lẽ linh thiêng, kính trọng.

Ngược lại, lễ hội đền Thánh Nguyễn có vai trò bảo lưu, giữ gìn truyền thuyết Nguyễn Minh Không. Mỗi lần lễ hội tổ chức là một lần truyền thuyết về Nguyễn Minh Không lại được được nhắc lại. Nhân dân cứ đến dịp lễ hội lại nhớ về và truyền lại cho nhau các câu chuyện Khuyên giáo đồng phương Bắc, Chữa

bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, Sự tích núi Con Mèo… Cứ như thế từ người

già đến trẻ nhỏ ở Gia Viễn đều biết đến truyền thuyết về Nguyễn Minh Không, đều tự hào về người con của quê hương mình.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là không gian để tái hiện truyền thuyết Nguyễn Minh Không. Tuy không phải là không gian chuyên biệt để truyền thuyết thể hiện nhưng thông qua tế lễ và các trò chơi dân gian mà truyền thuyết Nguyễn Minh Không đã đi vào lễ hội đền Thánh Nguyễn. Lễ hội trở thành phương tiện đưa văn học dân gian vào đời sống một cách có giá trị nhất. Như vậy, truyền thuyết Nguyễn Minh Không có trước và là nguồn gốc để phát sinh lễ hội đền Thánh Nguyễn. Bàn về mối quan hệ này, tác giả Lê Văn Kỳ cho rằng: "Truyền thuyết về

người anh hùng là một nguyên cớ để dân làng dễ dàng mở hội" [39, tr102].

Truyền thuyết là cơ sở, nguồn gốc, là "linh hồn" cho lễ hội. Ngược lại, lễ hội

chính là môi trường thuận lợi nhất để bảo lưu và truyền bá truyền thuyết, làm cho truyền thuyết sống mãi trong tâm thức cộng đồng. Tác giả Nguyễn Khắc Xương đã khẳng định "Diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương tiện bảo lưu

thần thoại truyền thuyết có hiệu lực. Vì thế, người nghiên cứu văn học dân gian cần chú ý hơn nữa đến các hội hè cổ truyền" [63, tr.107]. Truyền thuyết Nguyễn

Minh Không là cái cớ, là cơ sở quan trọng để lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra. Lễ hội lại là nơi tái tạo, làm sống lại truyền thuyết Nguyễn Minh Không một cách sinh động nhất, hấp dẫn nhất. Truyền thuyết và lễ hội thể hiện quan niệm toàn diện của nhân dân về Thánh Nguyễn. Nguyễn Minh Không là nhân vật lịch sử, được sử sách ghi lại nhưng hành trạng, công trạng mờ nhạt, còn bị “Tam sao thất

những chỗ thiếu khuyết của chính sử.

Chính vì vậy chúng tôi khẳng định truyền thuyết Nguyễn Minh Không và lễ hội đền Thánh Nguyễn có mối quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau.

Thứ nhất: Đó là quan hệ mang tính vĩnh viễn, thể hiện rõ ở sự liên hệ về mặt nội dung của truyền thuyết và các nghi thức, vật phẩm dâng cúng, sự kiêng kị, các màn diễn xướng trong lễ hội trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của lễ hội. Đó là một quá trình xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.

Thứ hai: Đó là quan hệ hai chiều, mang tính tương tác, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ ở vai trò qua lại giữa truyền thuyết và lễ hội: truyền thuyết đóng vai trò nội dung, cơ sở niềm tin cho lễ hội, có ảnh hưởng lớn tới sự nảy sinh và phát triển của lễ hội. Đến lượt mình, lễ hội giúp lưu giữ truyền thuyết, hiện thực hóa niềm tin trong truyền thuyết thông qua các nghi thức thờ cúng và các màn diễn xướng. Lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình (Trang 84 - 86)