B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.3. Tổ chức lễ hội
Theo các tài liệu thu thập được và qua sự khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy lễ hội ở đền Thánh Nguyễn cơ bản diễn ra như sau.
3.1.3.1. Lực lượng tham gia lễ hội
Ban tổ chức lễ hội bao gồm đại diện Ủy ban nhân dân hai xã Gia Tiến và Gia Thắng, hai ban khánh tiết của hai xã, ban khánh tiết các nghè miếu của các thôn. Nếu lễ hội được tổ chức vào năm chẵn thì xã Gia Thắng sẽ là trưởng ban lễ hội. Ngược lại nếu tổ chức vào năm lẻ thì trưởng ban tổ chức lại thuộc về xã Gia Tiến. Quy định này có từ rất lâu đời và được truyền lại đến ngày nay. Ở xã Gia Tiến và Gia Thắng vẫn có câu “chẵn Điềm, lẻ Xá”. Trong đó hai ban khánh tiết của hai xã phụ trách phân công các thành viên để phụ trách các nhiệm vụ khác nhau trong ban hành lễ. Yêu cầu những người tham gia ban hành lễ khỏe mạnh, không có dị tật, gia đình hạnh phúc, con cái đề huề có nếp có tẻ, ngoan ngoãn, gia đình không có tang, không có người vi phạm pháp luật. Những người tham gia ban lễ tế, chay tịnh cả tuần lễ hội nhưng ở nhà riêng, không ở đền như xưa.
Nhiệm vụ Gia Tiến Gia Thắng Nhiệm vụ Trang phục/ Nhạc cụ
Chủ tế 1 1 Đứng tế chính, chủ trì lễ tế Áo đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn,chân đi hài
Bồi tế 1 1 Giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
Áo vàng đầu đội mũ cánh chuồn,chân đi hài
Đọc văn/ dẫn văn
1 1 Chuyển chúc, đọc văn. Áo xanh, đầu đội khăn xếp, chân đi tất Thủ từ 1 1 Nhận sắc, nhận lễ dâng
thánh
Áo đen, đầu khăn xếp, chân đi tất
Quan viên hành lễ)
3 3 Đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, dâng trà, dẫn đèn…
Áo xanh, đầu khăn xếp, chân đi tất
Điển ngơi
1 Người điều khiển chương trình - của buổi lễ.
Áo xanh, đầu đội mũ, chân đi tất
Ca công Không giới hạn số lượng
Ca công đức của đức Thánh
Áo dài, áo đi chùa màu tím, màu nâu, màu lam
Nhạc công
5 - 7 Phụ trách nhạc tế, lễ… Áo màu nâu
Bảng 6: Người tham gia ban lễ tế đền Thánh Nguyễn
Ngoài ra ban hành lễ còn tuyển chọn nam thanh niên (tráng đinh) tham gia vào đội rước, phụ trách các đồ tế khí đi cùng như bát bửu, cờ quạt, có các đội rồng, sư tử múa lượn nhịp nhàng làm cho không khí lễ hội thêm nhộn nhịp.
tế lễ đều tiến hành song song các nghi lễ. Ban hành lễ của xã nào đứng về phía vị trí của xã đấy và đều do sự phân công của ban tổ chức lễ hội. Ở hai xã Gia Tiến và Gia Thắng có tất cả 11 nghè miếu. Theo lệ làng, các nghè miếu phải có trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và làm hội hàng năm. Tại mỗi nghè miếu cũng cử ra ban hành lễ của nghè miếu đó.
Nhiệm vụ Số
lượng Nhiệm vụ Trang phục/ Nhạc cụ
Chủ tế 1
Đứng tế chính, chủ trì lễ tế tại nghè miếu.(Rước kiệu nam quan thì chủ tế là nam. Rước kiệu mẫu chủ tế là nữ)
Áo đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn,chân đi hài.
Bồi tế 1 Giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy.
Áo vàng đầu đội mũ cánh chuồn,chân đi hài. Đọc văn/
dẫn văn
1 Chuyển chúc, đọc văn. Chuyển sắc phong cho chủ tế của nghè miếu.
Áo xanh, đầu đội khăn xếp, chân đi tất.
Thủ từ 1 Nhận sắc, nhận lễ dâng thánh Áo đen, đầu khăn xếp. Quan viên
hành lễ 1 - 2
Đứng hai bên lo dâng hương, dâng rượu, dang trà, dẫn đèn…
Áo xanh, đầu khăn xếp, chân đi tất.
Cầm nọc 1
Người điều khiển chương trình - của buổi lễ tại nghè miếu và lễ rước sắc về đền Thánh.
Áo xanh, đầu đội mũ, chân đi tất.
Nhạc công 5 - 7 Phụ trách nhạc tế, lễ… Áo màu nâu
Bảng 7: Người tham gia ban lễ tế tại các nghè miếu
Ngoài ra ban hành lễ tại nghè miếu còn tuyển chọn nam thanh niên (khiêng kiệu nam quan), nữ tú (khiêng kiệu mẫu) tham gia vào đội rước, phụ trách các đồ tế khí đi cùng như Bát Bửu, cờ quạt, đội lễ lên đền.
3.1.3.2. Lễ vật trong các ngày lễ hội
Lễ vật dâng lên đức Thánh trong các ngày lễ hội được các nghè miếu chuẩn bị và đội lên đền dâng đức thánh bao gồm:
Lễ mặn: Gồm lễ gà, thủ lợn, xôi, trầu cau, rượu…
3.1.3.3.Tiến trình lễ hội
Thời gian Nội dung chương trình phần lễ Phần hội
Trước ngày lễ chính
một tuần Lễ trang hoàng trí kiệu, kéo cờ đại.
Ban tổ chức lễ hội tiến hành tổ chức các trò chơi dân gian: Đánh đu, tổ tôm điếm, kéo co… Sáng ngày 8.3 âm lịch
Lễ rước kiệu bách thần, múa lân múa rồng
Lễ yên vị Chiều ngày8.3 âm lịch Lễ mục dục
Lễ cáo yết (Lễ chính) Tối ngày 8.3 âm lịch Trầu kệ
Sáng ngày 9.3 âm lịch
Lễ dâng cỗ của các nghè miếu Khai mạc lễ hội
Lễ thỉnh kinh rước nước Lễ Yên vị các Thánh Chiều ngày 9.3 âm lịch Lễ cáo yết
Sáng ngày 10.3 âm lịch Lễ tạ, lễ rước kiệu bách thần về nghè miếu.
Chiều ngày 10.3 âm
lịch Lễ yên vị, lễ tạ tại các nghè miếu
Bảng 7: Tiến trình lễ hội